Tháp Chàm: dấu tích có kiến trúc hoàn hảo ở Ninh Thuận
Như mọi người đã biết lịch sử Chăm Pa đã có tự lâu đời. Vốn không chỉ nổi tiếng về nền văn hóa đặc sắc mà ngay đến cả kiến trúc xây dựng, nghệ thuật điêu khắc cũng rất ấn tượng.
Trải qua hàng trăm năm nhưng các công trình đó vẫn còn trường tồn mãi đến ngày nay.
Tháp Chàm Việt Nam được xây dựng tập trung ở đâu nhỉ?
Bật mí mọi người nè! Địa phận Duyên Hải Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có rất nhiều đấy! Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang, tháp Hòa Lai, tháp Pôrômê, tháp PôKlông Garai tại Ninh Thuận,.. và gần đây đây nhất có Tháp Chăm Pa ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng được các nhà khảo cổ khai quật có niên đại hơn 1000 năm.
Wao! Nhiều quá! Không biết phải viếng thăm nơi nào trước đây.
Gợi ý nhé! Danh lam thắng cảnh ở Ninh Thuận thì vô vàn. Có rất nhiều địa danh để thăm quan du lịch thú vị lắm đấy! Tháp PôKlông Garai tại Ninh Thuận là một trong những địa điểm không thể bỏ qua một khi đã đặt chân đến xứ sở hoa xương rồng này.
Tháp Chàm Ninh Thuận tọa lạc trên một đồi Trầu thuộc phường Đô Vinh, Thành phố Phan Rang Tháp Chàm. Cách thành phố Hồ Chí Minh 350 kilomet. Xuất phát từ ngã 5 Phủ Hà các bạn đi theo đường 21/8 hướng đi Đà Lạt. Nhìn từ xa phía bên tay phải bạn mà thấy 3 cái Tháp đứng sừng sững trên đồi cao khoảng 100 mét thì đã đến đích.
Ở đây khá là gần ga Tháp Chàm nên ai thích đi tàu hỏa thì vô cùng tiện lợi nhé! Trước đây có tuyến tàu Đà Lạt - Phan Rang nhưng kể từ năm 1968 đã dừng hoạt động.
Một thông tin vô cùng thú vị có lẽ các bạn chưa biết! Ga Tháp Chàm là nơi kết thúc chặng đầu của chiến dịch “Back To Switzerland” đấy! Đây là chiến dịch thu hồi các đầu kéo, một số toa tàu đem về tân trang nhằm mục đích duy trì di sản của đường sắt Thụy Sĩ đó mọi người.
Tháp Chàm xây dựng từ cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14. Kiến trúc gồm có 3 tháp: tháp chính, tháp lửa và tháp cổng. Từ xưa người dân Chăm Pa rất coi trọng việc lựa chọn nơi xây dựng điện thờ. Nơi thờ cúng là chốn linh thiêng nên phải đặt những nơi cao ráo, địa lợi nhân hòa.
Ngắm từ xa các bạn có cảm tưởng như thế nào? Phong cảnh rất chi là hữu tình nhưng cũng không kém phần huyền bí đúng không?
Tháp Chàm năm 1968. Qua bao nhiêu cuộc chiến tranh tòa tháp vẫn như thế, thay đổi không nhiều nhỉ!
Bộ Văn hóa đã xếp hạng đây là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1979.
Sau khi xem xong đoạn video trên các bạn có cảm thấy thú vị và tò mò về những ngôi tháp Chàm không?
Và ngay bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về tháp Poklong Garai nơi thờ vị vua tài giỏi của xứ Panduranga thời bấy này nhé!
Đây là tháp chính thờ vua Poklong Garai (vua Chiêm Thành Sinhavarman III)- người có công lao vô cùng to lớn trong việc dẫn thủy nhập điền thời bấy giờ đó các bạn.
Tháp có chiều cao khoảng 21,59 mét. Ở đây cấu trúc chia thành 3 phần: Phần đế tượng trưng cho thế giới âm, phần thân tượng trưng cho trần thế còn phần mái tượng trưng cho thần linh.
Xung quanh ngôi đền có rất nhiều phù điêu của các vị thần. Hầu hết các vị đều ngồi trong tư thế niết bàn.
Ấn tượng và đặc sắc nhất có lẽ là phù điêu của thần Siva 6 tay đang múa. Những ai đam mê những câu chuyện của người cổ đại thì hình ảnh này không hề xa lạ tẹo nào hen!
Cứ như lạc về thời cổ đại ấy nhỉ!
Các ký tự cổ được chạm khắc vô cùng tinh xảo trên mặt hai trụ đá đặt trước cổng.
Khi bước vào bên trong tháp chính cả nhà sẽ bắt gặp hình tượng chú bò thần quay mặt về phía chủ nhân, tưởng chừng như lúc nào cũng sẵn sàng để phục tùng mệnh lệnh.
Càng vào sâu không gian thánh đường thờ thần càng chân thực. Nhan khói nghi ngút.
Khí chất của người đứng đầu của một vương quốc quả không hề tầm thường chút nào!
Còn đây là tháp lửa (cao 9,31 mét) dùng để giữ lửa tế thần. Trông mái nhà giống hình yên ngựa hen! Kiến trúc đặc trưng của các ngôi nhà truyền thống của dân tộc Chăm Pa đấy! Một nét văn hóa Sa Huỳnh.
Hình ảnh này các bạn có thấy quen quen? Có phần giống các ngôi nhà Đông Sơn in trên mặt các trống đồng đúng không nhỉ?
Tháp cổng cao 8,56 mét dùng để tiếp khách của vua. Kiến trúc đơn giản hơn tháp chính. Có rất nhiều đuôi rồng được đặt trên đỉnh tháp.
Đứng từ đây chúng ta có thể ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh phố thị Phan Rang. Rất ư là hoành tá tràng.
Đã từ rất lâu không biết bao nhà khoa học tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao trải qua hàng thế kỷ mà những ngôi tháp này vẫn trường tồn mãi với thời gian mà không hề có xi măng hay gì cả.
Mặc cho phong ba bão táp, mưa gió bão bùng nhưng chỉ từ những viên gạch đất sét nung và keo thực vật mà những ngôi tháp cổ này vẫn còn đứng vững qua hàng thập kỷ.
Qua tìm hiểu bọn mình mới được biết gạch ở đây nhẹ gấp rưỡi gạch bình thường.
Thật khâm phục tài hoa của người xưa. Không những về kết cấu vững chắc mà ngay cả kiến trúc điêu khắc, chạm trỗ cũng khiến thế hệ ngày nay muôn phần nể phục.
Hằng năm theo lịch Chăm thì tại đây gồm có 4 lễ lớn: Lễ đầu năm (tháng giêng) còn gọi là lễ mở cửa tháp. Lễ cầu mưa (tháng 4). Lễ hội Kate (tháng 7). Lễ Cha bun (tháng 9) còn gọi là lễ cha.
Trong đó lễ hội Kate là lớn nhất. Người dân trẩy hội đông kinh khủng!
Vào những ngày này bà con tứ xứ đổ về rất đông. Cả nhà mà tham quan đúng dịp này thì tuyệt cú mèo luôn. Tuyệt vời trên cả tuyệt vời!
Bao nhiêu là nghi lễ văn hóa đặc trưng của đạo Balamon sẽ được hiện lên và lột tả một cách chân thật nhất!
Được tham gia vào lễ hội này thì hấp dẫn phải biết!
Trong bộ trang phục truyền thống các cô gái nhún nhảy nhịp nhàng theo từng điệu nhạc rất chi là duyên dáng.
Đắm mình vào những điệu múa và lời ca của các nàng Chăm thì cứ y như rằng tâm hồn lâng lâng trên mây ý. Những ca khúc lời Chăm mang âm điệu nhẹ nhàng, trầm bổng đưa người nghe từ cảm xúc này đến cảm xúc khác.
Giai điệu của tiếng trống Ginang, Bara ming, chiêng, kèn Xaranai vô cùng tuyệt vời qua đôi bàn tay của các chàng trai Chăm Pa.
Có bạn nào muốn tham gia vũ điệu thần tiên này không nhỉ? Cơ hội ngàn năm có một đấy!
Nếu các bạn quan tâm thì nên hỏi các chú cai quản ngôi tháp này có rất nhiều giai thoại huyền bí và thú vị xung quanh nó lắm đó mọi người. Ngồi dưới gốc me này mà nghe kể chuyện thần thoại thì không gì bằng.
Vào buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống đứng từ trên nhìn xuống ta sẽ thấy toàn bộ khung cảnh Ninh Thuận hiện ra trước mắt. Màu cam của ánh hoàng hôn in trên mặt hồ. Một vẻ đẹp mê hồn. Lãng mạn hơn cả lãng mạn!
Vào những ngày lễ lớn nơi đây thường mở đèn sáng rực cả một vùng. Nhìn từ xa cứ ngỡ như một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ ý mọi người ơi!
Đẹp một cách ma mị, lung linh huyền ảo hết chỗ chê. Ngất ngây con gà tây luôn ý!
À! Nơi đây cũng là một địa điểm chụp hình cưới vô cùng hấp dẫn đấy. Rất hợp với ai vừa yêu nét cổ kính vừa thích gần gũi với thiên nhiên.
Kỹ thuật làm gốm của xứ Chiêm Thành đã có tự lâu đời. Nổi tiếng nhất là làng gốm Bàu Trúc. Mọi người có nhã hứng với nghệ thuật làm gốm thì đây là dịp để mọi người tham quan và học hỏi đấy!
Qua bàn tay nhào nặn của các nghệ nhân các bình gốm hết sức tinh xảo
Những chú heo đất nhìn đáng yêu phết nhỉ!
Làng nghề thổ cẩm Mỹ Nghiệp cũng là một trong những làng nghề nổi tiếng của dân tộc Chăm đấy! Dưới đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã cho ra đời bao nhiêu là sản phẩm với vô số họa tiết và màu sắc bắt mắt. Và bật mí với các cậu nhé! Các công đoạn ở đây hoàn toàn đều là thủ công đó! Ngạc nhiên chưa!
Rinh một cái về làm quà tặng thôi nào! Một món quà vô cùng độc đáo và ý nghĩa đấy bà con.
Mời mọi người xem video để rõ hơn về vẻ đẹp cổ kính nơi đây nhé!
Hãy cùng chia sẻ với mọi người và lên kế hoạch đến Ninh Thuận để khám phá tháp Chăm cổ này nào!