Sealand: vài điều cần biết về quốc gia nhỏ nhất thế giới
Nằm cách bảy dặm ngoài khơi bờ biển phía đông của nước Anh có một quốc gia cực kỳ nhỏ bé tên là “Sealand”. Nó là một cấu trúc kéo dài từ 15-36 mét, có hai chân trụ rỗng, phía trên đặt bê tông lớn nằm giữa biển.
Trong quá khứ, dù Sealand tuyên bố độc lập, thành lập nhà nước nhưng nó chưa được các quốc gia khác, tổ chức quốc tế nào khác công nhận chủ quyền.
Mãi cho tới năm 1967, một người tên là Paddy Roy Bates đã tiếp nhận quốc gia này và gia đình Bates cứ thế mà cai quản nó từ đó cho tới bây giờ. Tuy nhiên, trong quá khứ, Sealand cũng là một trong những công trình vô cùng thú vị, bí ẩn trong lịch sử vùng đất.
Liệu đó là những sự thật thú vị nào? Mời quý độc giả cùng LaLung.vn tìm hiểu nó ngay tại bài viết dưới đây.
1) Ban đầu nó là một pháo phòng không được xây dựng trong Chiến tranh Thế giới Thứ II.
Được biết đến với cái tên "Pháo đài Roughs", pháo đài này là một trong những pháo đài ngoài khơi được chính phủ Anh xây dựng để chống lại cuộc xâm lăng của phát xít Đức. Tuy nhiên, Chính phủ đã từ bỏ pháo đài này vào những năm 1950.
Trong suốt chiến tranh, từ 150 đến 300 binh lính của Hải quân Hoàng gia đã chiếm Fort Roughs. Hải quân tiếp tục giữ nhân sự toàn thời gian này ở đây cho đến năm 1956.
Tuy nhiên, lại có thông tin từ một người đàn ông từng đóng quân ở đây cho biết, hải quân đã chỉ định binh lính ở đây như là một hình thức trừng phạt vì các điều kiện chật hẹp và đông đúc ở pháo đài nhỏ bé này.
2) Năm 1975, Bates cố gắng thiết lập Sealand như một quốc gia. Ông tuyên bố mình là "Hoàng tử Roy" và giám sát việc tạo ra một hiến pháp, một lá cờ, tiền tệ, một bài quốc ca, và công bố hộ chiếu riêng.
Bates ban đầu dự định thiết lập đài phát thanh cảnh báo cướp biển riêng của mình trên quốc gia này. Nhưng vào tháng Tám năm 1967, luật mới ở Anh đã khiến đề xuất này không thể thực hiện được bởi Luật pháp ngăn cấm công dân Vương quốc Anh tự do sử dụng phát thanh từ các đài phát thanh ngoài khơi. Sau đó, Bates quyết định làm cho pháo đài Fort Roughs trở thành đất nước của riêng chính mình.
Chính quyền Anh đã lên án tuyên bố của quyền của Bates. Bộ Quốc phòng tuyên bố: "Điều này thật sự là một điều quá đỗi lố bịch”. Ông Bates đang xâm chiếm trái phép và bây giờ trông như thể ông ta đang rất ngu ngốc”.
Vào thời điểm không lâu sau đó, Chính phủ đã sử dụng chất nổ để tiêu diệt tất cả các pháo đài bị bỏ hoang khác trong vùng biển quốc tế.
Theo thông tin từ lịch sử địa phương của Sealand, một chiếc tàu lai chở một phi hành đoàn phá dỡ đã vượt ngoài khơi đến Fort Roughs để tháo dỡ nhưng bị dân trên pháo đài đe dọa buộc phải quay về.
3) Năm 1967, Cơ quan Radio Caroline đã gửi một chiếc thuyền với bảy người để thử lấy lại pháo đài Roughs. Nhưng Bates sử dụng súng Molotov để bảo vệ pháo đài.
Rõ ràng, Radio Caroline của Chính phủ muốn lấy lại pháo đài nhưng không muốn dùng biện pháp đánh nhau.
Bates và thủy thủ đoàn của ông đã bảo vệ pháo đài bằng cách sử dụng súng Molotov và phát cảnh báo.
Con thuyền rút lui nhưng không ngờ một người đàn ông trong đoàn bị bắt làm con tin treo lủng lẳng trên một cái thang ở pháo đài Roughs. Sau khi đàm phán, một chiếc xuồng cứu sinh đã được thả xuống trả về cho Radio Caroline hai giờ sau đó. Thật bất ngờ đúng không nào!
4) Năm 1968, Bates đã phải ra hầu tòa vì tội bắn súng sau khi đứa con trai 15 tuổi của ông ta bắn cảnh cáo một tàu của chính phủ Anh.
Con tàu này là của Trinity House, một công ty chuyên kinh doanh bảo trì ngọn hải đăng, phao, và hệ thống giao thông hàng hải cho nước Anh. Con tàu đã làm việc trên phao gần khu vực pháo đài Roughs.
Theo Sealand, con tàu đó nằm cách pháo đài Roughs khoảng 15 mét và con trai Michael và em gái mình, con của Bates đã hét lên và văng lời chửi tục con tàu. Michael còn sử dụng khẩu súng 0,22 để bắn các mũi cảnh cảnh báo qua mũi tàu, buộc nó rời khỏi khu vực.
Bởi vì Roy Bates vẫn là công dân Anh nên ông phải xuất hiện trước tòa án về các khoản tiền đền bù hư hỏng khi con trai ông ông bắn súng vào con tàu. Ông thì lập luận rằng vụ việc đã xảy ra bên ngoài thẩm quyền của tòa án Anh. Thẩm phán đồng ý, và các cáo buộc sau đó đã bị bãi bỏ theo thời gian không lâu sau đó.
Chính vì vậy, Bates sau này sử dụng phán quyết này để lập luận rằng nước Anh đã thừa nhận chủ quyền độc lập của Sealand.
5) Năm 1978, một trong những đối tác kinh doanh của Roy, người từng là Thủ tướng của Sealand đã gửi một chiếc trực thăng đầy đủ vũ khí để chiếm giữ pháo đài này.
Giữa những năm 1970, một doanh nhân người Đức tên là Alexander Achenbach đã làm việc ở Sealand. Ông đã soạn thảo hiến pháp của Sealand, và Bates đã trao cho ông ta vị trí thủ tướng. Sau khi có bất đồng kinh doanh, Achenbach đã thành lập kế hoạch kiểm soát Sealand.
Ông đã thiết lập một cuộc họp ở Áo giữa Bates và các nhà đầu tư muốn biến Sealand thành một khách sạn / casino sang trọng. Khi Bates đi vắng, Achenbach đã gửi một nhóm quân nhân đến pháo đài Roughs bằng máy bay trực thăng.
Theo một số báo cáo, những người đàn ông bao gồm những người lính đánh thuê Hà Lan (các nguồn khác nói rằng họ là doanh nhân), và ngoài máy bay trực thăng, họ đã đến SeaLand bằng thuyền cao tốc và ván trượt để chiếm đóng.
Những người đàn ông có vũ trang được kèm theo một luật sư người Đức tên là Gernot Putz, người đã từng làm việc với gia đình Bates trong quá khứ và cũng từng sở hữu một hộ chiếu ở Sealand. Putz nói với đại diện Michael Bates rằng họ đã thỏa thuận với cha mình để chiếm quyền sở hữu Sealand.
Họ giam giữ Michael và giành quyền kiểm soát pháo đài mà không dùng tới súng đạn nào. Họ thả ông Michael ba ngày sau bằng cách đưa ông ta lên một chiếc thuyền đánh cá tới Hà Lan. Ông đã được đoàn tụ với cha mẹ của mình ngay sau đó.
6) Một vài ngày sau, Bates tổ chức một cuộc phản công. Với sự giúp đỡ của con trai và một số người đàn ông vũ trang khác, ông đã giành lại quyền kiểm soát Sealand và bắt những người đàn ông của Achenbach.
Sau khi sự việc xảy ra, Bates nhanh chóng kêu gọi một người bạn là một phi công cùng đội ngũ lái máy bay trực thăng gồm 5 người đàn ông có vũ trang, trong đó có con trai, và họ tấn công vào SeaLand lúc buổi sớm bình minh.
Trực thăng bay lượn lờ trên mặt nước bao vây pháo đài Roughs với hệ thống súng ống vũ trang hủy diệt bao vây khiến những gã đàn ông canh giữ của phe Achenbach đầu hàng đặc biệt là khi Michael đã quay trở lại và bắn ngay một phán súng hủy diệt từ xa.
7) Bates bắt người phản bội và buộc ông ta phải làm việc cho Sealand như một quản gia.
Sau khi lấy lại SeaLand, gã luật sư phản bội Gernot Putz đã bị bắt như một tù nhân mặc dù Phía Tây Đức, Hà Lan yêu cầu can thiệp.
Tuy nhiên, Bates đã từ chối vì pháo đài Roughs nằm ngoài lãnh hải phạm vi pháp lý.
Bởi vì Putz đã có hộ chiếu Sealand, Bates đã đưa anh ta lên tòa án địa phương vì tội phản bội đất nước. Anh ta bị buộc tội. Bates đã phán quyết rằng anh ta sẽ bị phạt 18.000 bảng Anh và bị giam giữ cho đến khi số tiền được thanh toán hết.
Trong khi bị tù, Putz bị đối xử như một người quản gia. Anh ta phải thực hiện các công việc như vệ sinh phòng tắm và pha cà phê mỗi ngày.
Người đứng đầu bộ phận pháp lý của Đại sứ quán Tây Đức đã đến Sealand để điều tra và thương lượng để giải thoát cho Putz. Đại sứ quán khẳng định Putz hoàn toàn không bị hành hạ và được đối xử rất tốt. Sáu tuần sau đó, Putz đã được thả ra.
8) Từ năm 2007 đến năm 2010, Sealand được chào bán với giá hơn 900 triệu USD
Sealand đã được chào bán thông qua một công ty bất động sản của Tây Ban Nha tên là InmoNaranja trên hệ thống Pirate Bay. Năm 2007, Pirate Bay tuyên bố bán dự án Sealand.
9) Các chuyên gia nói rằng có rất ít cơ hội Sealand sẽ được chính thức công nhận là một quốc gia bởi vì, theo LHQ vì nó là một cấu trúc nhân tạo nào chẳng có tiền đề nào để khẳng định nó chủ quyền như một hòn đảo. Ngoài ra, Vương quốc Anh đã mở rộng phạm vi lãnh thổ của mình, làm cho Sealand cũng nằm trong lãnh thổ của Anh.
Luật sư John Gibson cho hay Sealand sẽ không được công nhận là một quốc gia có chủ quyền vì nó là một công trình nhân tạo. Từ năm 1994, một Công ước Liên hợp quốc đã có hiệu lực nói rằng không có công trình nhân tạo nào được xác nhận chủ quyền quốc gia cả.
Ngoài ra, Vương quốc Anh mở rộng phạm vi lãnh thổ của mình trong năm 1987 lên đến 12 hải lý mà Sealand đã rơi vào bên trong.
Giờ thì giải trí xíu nào, mời các bạn xem tiếp đoạn video “10 Quốc Gia Nhỏ Nhất Thế Giới (Sealand chỉ có 22 người)” được chia sẻ dưới đây:
Bạn thấy bài viết “Sealand: vài điều cần biết về quốc gia nhỏ nhất thế giới” ở trên có thú vị hấp dẫn không? Hãy cho LaLung.vn biết ý kiến riêng của các bạn nha.
Đồng thời cũng đừng quên theo dõi fanpage LaLung.vn để không bỏ sót thông tin thú vị nào khác. Cảm ơn các bạn.
Theo Unbelievable-facts
Bài viết liên quan: