Những tin nhắn làm người đọc bực mình nhất
Điện thoại là vật thể bất ly thân của bất cứ ai, nhờ nó mà chúng ta kết nối được với thế giới, với bạn bè, người thân và kể cả những kẻ không quen biết.
Ngoài kiểm tra email, check Facebook, Zalo, Facetime thì nhắn tin SMS chưa bao giờ lỗi thời. Thế mà có lúc chúng ta cũng phải phát hoảng với các thể loại tin.
Những tin nhắn làm bạn bực mình nhất trong đời là gì? Thử liệt kê cho chúng tôi vài cái xem có trùng khớp trong danh mục dưới đây không nhé!
1) Ngôn ngữ teen chat
Nếu bạn vẫn nằm trong độ tuổi xì-teen thì những tin nhắn kiểu “thung thung, ju ju” (thương thương, yêu yêu); “vk 0i, vk an kum ckua” (vợ ơi, vợ ăn cơm chưa) rất nhanh chóng để hiểu ý ngay. Chứ còn những người U30, U40 hay bố mẹ các em học sinh thì xem như điếc đặc khi nhận phải những thông điệp trời ơi đất hỡi này.
Với bọn trẻ con mới lớn, chúng cho rằng những tin nhắn đặc biệt như vậy chứng tỏ một sự mới lạ, độc đáo, thể hiện cá tính, siêu đáng yêu và nhất là đẳng cấp à nghen. Còn với người lớn hả? Ôi trời, “chúng nó viết cái gì vậy nè”, nhìn vào hoa cả mắt, điên cả đầu vì kiểu ngôn ngữ chết tiệt này, và sẽ nhủ thầm: “không ra cái thể thống gì hết”. Thế đấy, các ông bố bà mẹ muốn hiểu con hãy coi giải mật mã qua vài ví dụ nè:
ck: chồng; vk: vợ; S2: trái tim; pýt òy: biết rồi; hem pít: không biết; tóa: quá; mềnh: mình; yêu: ju. Nói chung chữ "c", chữ "h" được thay bằng chữ "k", chữ "o" bằng số "0", chữ “y” bằng “j”… Và còn rất nhiều kiểu quái đản nữa được tụi xì tin dâu biến hóa mỗi ngày làm người lớn còn điên dài dài. Sự trong sáng của Tiếng Việt nay còn đâu!!!
2) Tin cụt ngủn
Không phải loại tin giải mật mã như teen, nhưng cũng làm người khác bực mình không kém chính là tin nhắn 1 từ. Ví dụ: Ok; uhm; biết rồi; tùy; không… Nhìn có vẻ trịch thường và vô tình ghê luôn.
Nhất là khi tin nhắn trước đó gửi đi với nội dung quan tâm, nhắc nhở như: “Nay anh nhớ về sớm nhé”; “Anh nhớ hôm nay là ngày gì không?”; hay “Em ăn cơm chưa?”. Và tin trả về chỉ một hai chữ vỏn vẹn khiến người nhận cảm giác như mình đang làm phiền người ta lắm, cục ấm ức khó lòng nuốt trôi và không muốn nhắn nhiếc gì nữa.
3) Ma trận ký tự
Sự ra đời của các biểu tượng cảm xúc, ký tự ngắn thay cho ngôn ngữ chat làm vui vẻ tâm trạng người dùng, nhưng việc lạm dụng nó lắm lúc người đọc tin cũng cảm thấy mệt mỏi, nhạt như nước ốc.
Thay vì bày tỏ sự khó hiểu thì viết bằng ???. Nếu tức giận thì gõ >.<. Buồn thì T_T (chữ “T” tức đang khóc tu tu, hai hàng nước mắt rơi ào ào). Còn muốn thả tim thì <3 là biểu tượng của trái tim. Ngạc nhiên há hốc mồm là @@. Vân vân và vân vân.
Chưa hết đâu, những ma trận ký tự này được nâng lên một mức độ phức tạp hơn khi nó kết hợp với ngôn ngữ teen chat. Muốn đọc được bạn phải có một trí tưởng tượng tương đối khá và kinh nghiệm đọc dạng tin này cỡ… 5 năm trở lên. Đùa thôi! Chứ vừa nhìn bạn đã hoa mắt rồi chứ sức đâu mà đọc.
4) Tin gửi cho nhiều người cùng lúc
Chẳng hạn như tin chúc vào các ngày lễ như tết, giáng sinh, ngày quốc tế Phụ nữ, 20-10. Bạn bè của bạn cứ soạn một mẫu tin chung chung không có để tên hay ngôi xưng và bắn tin cho tất cả mọi người đang nằm trong danh bạ của họ. Dù là lời chúc nhưng chúng ta nếu có nhận được cũng chẳng vui vẻ gì mấy, vì có gửi riêng cho mình đâu, và mình cũng không phải là người quan trọng lắm trong tim họ, nên mới cá mè một lứa như thế.
Đến khi mạng xã hội phát triển, những SMS dạng này dần bị mai một, thay vào đó là những lời chúc cộc lốc trên status Facebook, đúng là nhanh gọn lẹ thật nhưng cái tâm bị nhạt dần, cho dù chủ nhân lời chúc có nhận về một đống “like” và tim đi chăng nữa.
5) Tin từ nhà mạng
Ai đã dùng điện thoại thì chắc chắn cũng trở thành nạn nhân của bom thư rác từ nhà cung cấp viễn thông. Chẳng hạn như tin quay số trúng thưởng: “Xin chúc mừng thuê bao 090xxx đã có cơ hội trúng 1 chiếc Vespa hoặc 1 tỷ đồng. Để tham gia, vui lòng nhắn tin đến số…”.
Sau đó bạn cứ nhắn tiếp theo cú pháp đã cho để được thêm một lượt quay số. Không thì những tin nhắn chăm sóc khách hàng: “Bạn sẽ được miễn phí 10 phút gọi nội mạng trong vòng 24 giờ chỉ với 3.000 VNĐ/ngày. Để tham gia, soạn tin bla bla…”. Hay là tin quảng cáo dịch vụ như 3G tốc độ cao, tặng dung lượng chỉ tốn 10.000 VNĐ/ngày.
Nhà viễn thông còn là phát ngôn viên giúp cho Bộ Thông tin và Truyền thông kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt qua SMS. Chu đáo hơn là lời nhắn nhủ thống thiết của Bộ Y tế về dịch cúm gia cầm hay vi rút Zika cho các thuê bao hay… Bực mình nhất là các tin luôn gửi đến vào những giờ làm việc, học tập và kể cả giờ ngủ nghỉ cũng không tha, gây rất mất tập trung. Nhìn vào điện thoại, tin của người thân thì ít mà tin nhà mạng muốn hết bộ nhớ.
Nói chung là muôn kiểu quảng cáo lôi kéo thuê bao để tốn tiền cho các dịch vụ mà có khi vì ham muốn nhất thời, khách hàng bị nhà mạng lừa rất ngọt ngào, tinh vi. Nên khách hàng phải là những người có kiến thức và vững vàng trước những tin chào hấp dẫn đó để không phải tiền mất tật mang.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, SMS hạnh phúc nhất đời mà nhà mạng gửi đó là “bạn được tặng 50% giá trị thẻ nạp kể từ ngày… đến ngày… thế là hí hửng nạp tiền ngay kẻo lỡ. Cơ mà vẫn ước gì một này đẹp trời nào đó, nhà mạng tặng hẳn 500 nghìn vào tài khoản cho các thuê bao dùng lâu năm mà không cần nạp tiền gì thì hay biết mấy. Nhỉ!!!
6) Gửi lời khiếm nhã
Đó là khi bạn đăng ký số điện thoại của mình trên những diễn đàn nào đó trên mạng, thế là những thành viên rảnh rỗi sinh nông nỗi trong đó liên tục nhá máy làm phiền. Khi bạn alo thì tắt ngay và nếu là con gái, họ sẽ nhắn tin bậy bạ, tục tiểu, khiếm nhã kiểu như đề nghị làm “chuyện ấy”.
Nội dung tin rất chi là bẩn thỉu, vô văn hóa. Cách giải quyết là bạn chặn số đó ngay, nhưng nếu hắn ta lấy số khác thì bạn phải đổi số điện thoại để không bị làm phiền dài dài. Còn như số điện thoại đó bạn không thể bỏ thì tốt nhất bơ kẻ lạ đó một thời gian, hắn phá chán chê rồi sẽ nản và không làm phiền bạn nữa.
7) Tin nhắn đêm khuya
Đến từ những người bạn lâu năm muốn nối lại liên lạc với bạn, hay các cặp đôi đang giận hờn nhau, nhưng cũng có khi từ kẻ xa lạ nào đó muốn làm quen hoặc phá bạn chơi. Còn bạn thì 2-3 giờ sáng đang ngập chìm trong giấc ngủ, nghe chuông báo tin nhắn đến thì rõ ràng đó không khác gì kẻ thù của mình.
Bụng thầm chửi rủa kẻ nào vô duyên dễ sợ. Nếu đêm khuya mà còn bị khủng bố tin nhắn nữa thì điện thoại có nguy cơ bị vỡ tan tành chứ chẳng chơi. Ấy ấy… đừng làm hư “dế cưng” tội nó, mọi chuyện cứ để mai tính nhé!
8) Tôi muốn bán hàng
Thời đại công nghệ số, nên hễ cái nào có số thì đúng là cơ hội cho tiếp thị, quảng cáo. Số điện thoại của chúng ta cũng vậy. Người ta không chỉ bán hàng trên diễn đàn, mạng xã hội mà còn chào hàng qua phôn.
Những tin thường gặp như là: bán đất nền, bán căn hộ, bán kem dưỡng da, bán mật ong rừng, bán sim số đẹp, xem tử vi, cho vay tín chấp... Ôi, một rừng thông tin trên mạng cũng đã khiến ta chết ngất rồi huống hồ những tin chào sơ sài qua điện thoại thì mấy ai chịu mua đây. Mà lạ nhất là gọi lại số vừa gửi cho mình thì chẳng ai thèm nghe máy. Xác định là chỉ lừa bịp nhau mà thôi!
9) Gửi đi nhầm người
Một message gởi cho một người bạn không định gửi không những làm người khác khó chịu mà chính bạn cũng tự bực mình vì cái sự ẩu nhất thời đó. Không vui sao được khi tin đáng lẽ gửi đi cho đứa bạn thân nội dung bựa bựa lại mắt nhắm mắt mở thế nào gửi vào cho người yêu, hay chết hơn nữa là ba mẹ người ấy.
Hoặc nếu đi làm mà bạn nhắn tin cho đồng nghiệp nói xấu sếp mà send nhầm cho sếp thì xác định toi đời. Cái kiểu nhắn tin không đúng cho đối tượng, văn phong không trau chuốt cực kỳ nguy hiểm, nó ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt người nhận mới chết chứ. Chuyện sau đó còn tùy theo tình hình bạn đã nhắn gì, nhưng trên tinh thần phải chuẩn bị uốn lưỡi những 100 lần trước khi nói để biện hộ cho mình, lấy lại danh dự đi nhé!
10) Hiểu lầm vì những thông điệp không dấu
Trước đây khi điện thoại còn dùng phím cơ chứ chưa có smartphone, chưa tích hợp phần mềm gõ dấu Tiếng Việt như giờ thì soạn SMS toàn không dấu, nhưng cũng có thể nhiều người vẫn giữ thói quen thích nhắn tin kiểu này. Và ít nhiều trong chúng ta đã từng bắt gặp những tin nhắn loại này đây:
Ý ảnh nói là “bỏ máy ở nhà” nên không nghe được, về nhà mới nhắn lại. Khổ tâm ghê!
Lần sau nhắn tin có dấu cho mẹ nhờ. Chứ mẹ đọc nhầm thành “con đĩ chó” thì tội quá.
Cái này mới là nội dung nghiệt ngã nè. Nhìn vào cứ tưởng cô nàng dâm đãng không. Chàng “Gấu dữ” đọc xong tin này đố bạn chứ hắn có phi như bay tới nhà nàng không nhỉ? Nhưng ý của ẻm là: “Em đang coi quán, đến ngay đi anh, muộn lắm rồi. À, tiện thể mua báo mới nhé, ở nhà toàn báo cũ thôi. Mà thôi không cần mua báo đâu, em vừa mất kính rồi, không nhìn được nữa anh ơi, đến ngay đi, muộn lắm rồi.”
Một message khác đọc nghe có vẻ dơ và hôi, cơ mà chung quy cũng tại món cút lộn chứ không phải cứt lợn đâu. Ý cô gái là: “em bóc cút lộn để ăn chứ còn làm gì? Anh ăn không? Ngon lắm! Chắm với mắm tỏi ớt ngon cực”. Chà đọc có dấu xong thì đúng là chảy nước miếng thiệt nhen. Cơ mà nếu như anh chàng này thì chỉ có mà í ẹ thôi.
Phải công nhận một điều rằng văn chương, ý tự Việt Nam quá giàu có và sâu sắc. Nó thâm thúy đến nỗi sơ sẩy một chút là đã ra một nghĩa khác mà có thể làm ai đó xất bất xang bang.
Dưới đây là tổng hợp những SMS bá đạo của các thánh tán gái, đừng bỏ qua:
Chà… cho dù là những tin nhắn bực mình nhưng chúng tôi dám chắc bạn đã cười no bụng với “kính thưa” các loại SMS rồi phải không? Nếu thích bài viết “Những tin nhắn làm người đọc bực mình nhất”, bạn hãy chia sẻ ngay trên tường của mình để bạn bè cùng vui với nhé.
Đừng quên nói cho chúng tôi biết còn những message nào bá đạo trên từng hạt gạo nữa không nha. Đón xem các bài viết tiếp theo được cập nhật mỗi ngày trên fanpage và website LaLung.vn. Chúc bạn một ngày vui và hạnh phúc.
Tags:
Bài viết liên quan: