Tái chế vỏ chai nhựa: những ý tưởng tài tình

Ngày 27/11/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Bạn thường làm gì với đám chai nhựa, những phế liệu thường thấy bỏ lăn lóc xó nhà, góc bếp? Bán ve chai hay đổ rác ư? Chuyện đó là quá bình thường. Nhưng với những người có óc sáng tạo vô biên thì chai nhựa là một chất liệu để bạn tha hồ “tung tẩy” và hồi sinh chúng thành những vật dụng hoàn toàn mới chứ không chỉ là tái chế.

Nghe cũng hay ho đấy, nhưng đám chai nhựa thì có thể làm gì ngoài đựng nước? Vâng, nếu đang “bí” ý tưởng hãy cùng Lalung.vn khám phá những thành quả cực kỳ tài tình mà người ta đã áp dụng để mang lại cho vỏ chai nhựa một “cuộc đời” hoàn toàn mới! Tin ad đi, vài ý tưởng có thể gây sốc cho bạn, nhất là cái cuối cùng đó nha.

 

1) Giá sạc điện thoại

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@handmadeidea.com.ua

Hãy nhớ lại xem, bạn có thường xuyên sạc điện thoại và phải để điện thoại lăn lóc trên sàn, vừa bất tiện vừa dễ hỏng dây sạc nếu lỡ dẫm phải? Nếu đúng vậy thì tại sao bạn không tận dụng những chai nhựa có dạng dẹt gọn gàng và cắt ngang chai giữ lại một phần như hình và khoét lỗ để làm móc treo. Bạn có thể dùng giấy hoa để dán xung quanh hay dùng sơn xịt để tạo thành một giá treo điện thoại cực kỳ tiện dụng, lạ mắt.

 

2) Nắp túi nhựa

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@aurbanistica.com

Các bà nội trợ thường cực kỳ bực mình khi các loại thực phẩm như bột, đường, gạo hay đồ ăn nhẹ… đựng trong túi nilon thường bị hở gió và bị bọn côn trùng chui vào dù đã buộc rất kỹ. Vậy là bạn chưa biết nắp chai nhựa chính là một vật dụng cực kỳ hữu hiệu để đóng kín các túi thực phẩm bạn muốn làm kín gió. Rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt phần cổ chai nước ra sao cho còn dư một đoạn ngắn bên dưới như hình. Sau đó bạn luồn phần miệng túi nilon lên lỗ ở phần nắp rồi gấp phần mép bao xuống dưới. Và cuối cùng bạn chỉ cần vặn nắp lại là bảo đảm túi nilon đã được “khóa” kín.

 

3) Giỏ đựng đồ

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@cinderelasdecor.blogspot.com

Với những chai nước khoáng lớn, việc tận dụng chúng để làm một chiếc giỏ lớn đựng đồ chơi cho lũ trẻ quả là một ý tưởng không hề tồi, bạn chỉ cần cắt bỏ phần miệng chai đi, đục 4 lỗ nhỏ để xỏ dây và luồn qua đó hai sợi dây dù là đã có ngay một chiếc giỏ trong suốt cưc kỳ tiết kiệm. Bạn cũng đừng quên dùng băng keo dán viền quanh vùng đã cắt để tránh cho bọn trẻ khỏi bị đứt tay khi lấy đồ chơi ra nhé.

 

4) Loa phát cho điện thoại di động

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@green-life.livejournal.com

Còn gì thích cho bằng tự chế cho mình một chiếc giá đỡ đồng thời cũng có thể khuếch đại âm thanh cho điện thoại di động? Cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần hai vỏ chai nhựa bỏ đi và một lõi cuộn giấy. Bạn có thể cắt phần thân trên của hai vỏ chai rồi đục hai lỗ tròn sao cho nhét vừa hai đầu lõi giấy vào hai thân chai như hình. Phần trên lõi giấy bạn cũng khoét một lỗ để có chiều ngang bằng điện thoại. Khi cho điện thoại vào đấy, không chỉ rảnh tay làm việc mà âm thanh từ điện thoại còn được khuếch đại qua “cặp loa” vỏ chai vô cùng thân thiện với môi trường lại không tốn tí năng lượng nào!

 

5) Giá để bọt biển

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@MORENA DIY

Bạn có biết, những miếng bọt biển rửa chén thường chứa đựng cực kỳ nhiều vi khuẩn nếu bạn không thường xuyên làm sạch và để cho chúng khô ráo trên giá. Để tạo ra một cái giá để bọt biển đơn giản, bạn hãy dùng một chai nhựa và cắt làm đôi sau đó úp ngược phần nửa thân trên vào nửa phần thân dưới.

Với sản phẩm tự chế chỉ vài phút như thế này này, bạn có thể đựng những miếng bọt biển rửa chén, giúp chúng luôn khô và sạch vì nước sẽ nhiễu xuống dưới. Sau đó bạn chỉ cần đổ nước đi là xong!

 

6) Dụng cụ bảo vệ ngón tay

Với những cô nàng đểnh đoảng, mỗi khi cắt thức ăn sẽ rất dễ phạm vào tay hay trầy xước mấy cái móng tay vừa sơn phết cẩn thận. Chính vì vậy, để tránh tình trạng này, bạn có thể tự chế cho mình một miếng bảo vệ ngón tay bằng vỏ chai nhựa. 

Đầu tiên hãy cắt một mảnh nhựa ở phần gần đáy chai sao cho có dạng trong hình. Sau đó bạn đục 4 lỗ nhỏ ở hai bên và buộc dây thun sang ngang như ảnh dưới để có thể luồn hai ngón tay trỏ và giữa vào.

Và thế là bạn đã có đồ bảo vệ móng tay cực kỳ hữu ích khi làm bếp rồi đấy!

 

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@MORENA DIY

 

7) Đồ pha trà nhanh

Khi đi cắm trại, bạn không thể mang theo quá nhiều món đồ lích kích. Nhưng nếu bạn muốn mang theo đồ pha trà để nhâm nhi thì sao? Chỉ cần tận dụng một chiếc vỏ chai nhựa như hướng dẫn dưới đây.

Đầu tiên hãy cắt phần thân trên của chai nhựa ra như hình dưới.

Tiếp đó, đục các lỗ nhỏ trên nắp tùy ý sao cho tốc độ chảy của trà theo ý bạn.

Cuối cùng bạn úp cái “phễu” trà này lên một chiếc cốc và cho trà vào trong. 

 

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

Cuối cùng, bạn chỉ việc đợi cho nước trà nhễu xuống va thưởng thức thôi!

 

8) Ống cắm bút vui nhộn

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@w.svoimi-rukami-club.ru

Chẳng có gì bày cho bọn trẻ cách tận dụng và tái chế đồ cũ bằng cách cùng chúng thực hiện điều đó. Hãy bắt đầu bằng một chiếc ống cắm bút xinh xắn để bàn nhé. Bạn chỉ cần dùng phần thân dưới của những chiếc vỏ chai nhựa bất kỳ và nhớ tạo hình thành những chiếc tai thỏ hay mèo tùy ý. Sau đó bạn chỉ cần dùng sơn tô phết và vẽ thêm mắt mũi của lũ “thú cưng” là đã có ngay chiếc ống cắm bút cực cool trên bàn học. Bảo đảm bọn trẻ sẽ thích mê cho mà coi!

 

9) Chậu cây

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@homesthetics.net

Một chậu cây sáng tạo từ những thứ tưởng như bỏ đi sẽ giúp ngôi nhà của bạn như bừng sáng. Bạn chỉ cần 10 phút để cắt đi vài vỏ chai nhựa, tỉa tót lại phần mép vừa cắt bằng những đường gợn sóng tùy ý Sau đó lật ngửa chúng lên, cố định phần nắp chai vào một chiếc đĩa CD cũ để làm đế. Việc còn lại là dùng sơn màu tùy ý xịt lên để có một chậu cây độc lạ của riêng mình.

 

10) Nhà kính mini

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@funnybottle.ru

Một nhà kính nhỏ sẽ bảo vệ các cây non khỏi lạnh giá và hạn hán, nghe có vẻ rất… vĩ mô phải không? Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thể tạo những chiếc “nhà kính” xinh xắn cho chậu cây của mình như hình bên dưới.

Bạn cần hai vỏ chai rỗng và cắt đôi chúng ra, và giữ lấy 1,5 phần vỏ còn lại gồm: hai nửa của chai thứ 1 và phần thân trên của chai thứ 2. Sau đó bạn lấy phần thân trên của vỏ chai thứ 2, úp ngược vào nửa phần thân dưới của vỏ chai 1 và đổ đất trồng cây vào đó. Cuối cùng, bạn lấy nửa phần thân trên còn lại của vỏ chai 1 lắp lại vào thân dưới của nó như hình. Các cây con mới được ươm sẽ được bảo vệ khỏi mưa nắng và khi chúng lớn lên khỏe mạnh bạn đã có thể tháo vỏ chai ra và trồng chúng ra đất như bình thường.

 

11) Vòi phun nước

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@golifehack.ru

Khi vòi phun nước trong vườn nhà bạn thường xuyên bị hỏng, chai nhựa là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Rất đơn giản, bạn chỉ cần đục thủng thật nhiều lỗ nhỏ trên thân của vỏ chai nhựa rồi luồn vào đầu vòi phun nước, bịt kín lại. Nước vào bình sẽ phn ra tung tóe và bảo đảm tưới đều và hiệu quả hơn cả vòi phun thứ thiệt.

 

12) Chắn bùn cho xe đạp

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@cnhufa.ru

Không phải tất cả các xe đạp đểu có đồ chắn bùn, nhưng bất kỳ ai cũng có thể tự tạo cho mình một cái bằng vỏ chai nhựa bỏ đi. Nếu bạn đang tìm kiếm sự bảo vệ khỏi đám sình bùn đáng ghét từ bánh sau, hãy nghĩ đến việc cắt một phần của vỏ chai nhựa như hình và cố định chúng vào vè sau xe đạp để đạt hiệu ứng chắn bùn tốt nhất.

 

13) Dụng cụ bảo vệ ống kính máy ảnh

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@fooyoh.com

Những chiếc ống kính máy ảnh đắt tiền sẽ rất dễ trầy xước nếu bạn thường xuyên mang theo mà không có dụng cụ bảo vệ bên ngoài. Do vậy, nếu không có dụng cụ bảo vệ chuyên nghiệp hãy tận dụng phần đế một chai nhựa để che ống kính máy ảnh của bạn. Bạn chỉ cần chọn một chiếc vỏ chai nhựa có đường kính bằng ống kính bạn muốn bảo vệ và cắt chúng ra để có thể chụp gọn lên ống kính để tránh trầy xước khi di chuyển.

 

14) Đầu vòi nước

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@zachashkoi.ru

Nếu bạn thường xuyên bực mình vì vòi nước ở bồn rửa tay quá cao, khiến cho nước bắn tung tóe ra sàn thì bạn có thể dùng một vỏ chai nhựa để mở rộng vòi nước bằng cách cắt đôi vỏ chai và đục một lỗ ở đáy vỏ chai, sau đó lồng vào vòi nước. Cách này dễ đến nỗi chỉ cần một chiếc kéo là đến bọn trẻ cũng có thể thực hiện được.

 

15) Dụng cụ tách lòng đỏ trứng

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@wikilik.ru

Một trong những nỗi bực mình của các cô nàng nội trợ là làm thế nào để tách được lòng đỏ trứng ra khỏi lòng trắng trứng mà không phải sang trứng qua lại theo cách truyền thống, vừa lâu vừa dễ đổ ra ngoài. Vậy thì hãy mau mau học theo bí kíp lấy lòng đỏ trứng hệt như đầu bếp bằng cách dùng một vỏ chai nhựa. Đầu tiên bạn đập cả quả trứng vào tô, sau đó dùng một vỏ chai nhựa, bóp nhẹ rồi đưa sát vào lòng đỏ, thả tay để hút nó vào trong. Vậy thôi đó, bạn đã tách được lòng đỏ trứng trong vòng chỉ một nốt nhạc!

 

16) Xẻng tự chế

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@smekalo4ka.ru

Một chiếc xẻng DIY (tự tay làm lấy) cực nhanh chỉ bằng vỏ can nhựa có tay cầm, tin được không? Bạn chỉ cần dùng bút chấm theo hình vẽ trên đây ở góc can có tay cầm và dùng kéo cắt nó ra. Thành phẩm là một mảnh vỏ nhựa chẳng khác xẻng xúc đất là mấy và chỉ mất một phút để thực hiện nó.

 

17) Nắp đậy điện thoại

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@complex.com

Những tín đồ đam mê công nghệ luôn không thể sống thiếu chiếc điện thoại thông minh mọi lúc mọi nơi, ngay cả lúc đạp xe đạp! Nhưng gắn smartphone lên xe thì có cái bất tiện là làm sau tránh được mưa nắng hay bùn bắn vào “dế cưng” đây? Quá đơn giản, bạn chỉ cần một chiếc vỏ chai nhựa được cắt nửa thân trên và lồng vào chiếc điện thoại. Tất nhiên đây cũng chỉ là một ý tưởng, bạn vẫn phải cân nhắc sao cho điện thoại của mình được an toàn nhất.

 

18) Thuyền kayak

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@heycraft.ru

Ý tưởng biến các vỏ chai nhựa thành cả một con thuyền có thể gây sốc cho bạn, nhưng điều này hoàn toàn có thể tự thực hiện theo hướng dẫn cực chi tiết dưới đây.

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu

Để có được con thuyền kayak có kích thước khoảng 1 x 2,2 mét, và nặng khoảng 23kg bạn cần khoảng 270 vỏ chai nhựa loại có dung tích 500 ml tất nhiên còn tốt và có nắp đậy kín để có thể nổi trên mặt nước, tất nhiên rồi. Ngoài ra bạn cũng cần keo dán đa năng Liquid Nails có độ bền cao và kết dính tuyệt hảo kèm theo một cây súng bắn keo.

 

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@instructables.com

Bước 2: Làm boong thuyền

Thiết kế này giống với một chiếc thuyền đáy phẳng đơn giản. Bạn có thể tạo ra một vài lớp phẳng như một chiếc bè và xếp chồng lên nhau. Bắt đầu bằng cách dán các cạnh chai dính liền vào với nhau. Khi dán keo bạn nên mở quạt để chúng có thể khô nhanh và kết dính tốt hơn. Bạn có thể bôi lớp keo rộng khoảng 5 - 7mm là đủ. Bạn cần tổng cộng 12 hàng chai cho boong thuyền theo kích thước đối xứng sau: 6 x 11 chai, 2 x 9 chai, 2 x 5 chai, 2 x 3 chai như hình bên dưới.

 

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@instructables.com

Bước 3: Làm thân thuyền

Phần thân thường nhỏ hơn một chút so với boong tàu nhưng cũng được dán tương tự. Bạn cần 11 hàng chai cho phần này với kích cỡ là: 5x10 chai, 2 x 8 chai, 2 x 4 chai, 2 x 2 chai. Xem hình dưới để biết thêm chi tiết.

 

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@instructables.com

Bước 4: Lắp ráp

Sau khi các lớp đã khô, bạn bắt đầu lắp ráp chúng lại với nhau bằng keo. Bạn hãy lót một tấm trải nilon bên dưới để keo không dây ra sàn nhà rồi dán các lớp lại với nhau theo như sơ đồ hình elip bên dưới. 

 

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@instructables.com

Bước 5: Lắp ráp thành thuyền

Thành thuyền sẽ gồm một đường viền chai gồm hai lớp chai chồng lên nhau. Bạn có thể chêm sách vở để cố định thuyền khi dán.

 

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@instructables.com

Bước 6: Lắp ráp ghế ngồi

Rất đơn giản, ghế ngồi là một hàng 2 x 11 chai từ bên này sang bên kia chiều ngang thuyền theo hình bên dưới. Bạn có thể đặt hàng ghế này ở giữa thuyền hoặc ngay phía sau trung tâm, tùy thuộc ý thích bạn. Cần lưu ý rằng chỗ ngồi này thực sự không thoải mái, vì vậy bạn có thể lót thêm nệm xốp hay khăn gấp bên trên để ngồi.

 

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@instructables.com

Bước 7: Chỉnh lại mép tàu

Cuối cùng bạn cần chỉnh lại mép tàu để dễ dàng di chuyển thuyền và giảm lượng nước tràn vào bên trong bằng cách dán hai hàng chau cạnh nhau xung quanh các cạnh của lớp rộng nhất. Bạn nhớ nhẹ nhàng bẻ cong đường mép này sao cho chúng chạm tại một điểm tại phần mũi và đuôi thuyền. Sau khi dán chúng vào vị trí, thêm một hàng chai trên đỉnh của mép, để tăng chiều cao và bảo vệ thuyền tối ưu khỏi sóng nước. 

 

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@instructables.com

Tada, hoàn thành, cuối cùng bạn chỉ việc chờ keo thật khô và… hạ thủy thành quả này xuống nước xem nào. Nhưng nhớ là con thuyền kayak tự chế này chỉ có thể chở một người và nhớ mặc áo phao phòng khi bất trắc đấy nhé!

 

Tái chế, vỏ chai nhựa, ý tưởng

@instructables.com

 

Chưa hết đâu, những ai khéo tay còn có thể hô biến bọn vỏ chai thành những vật trang trí cực kỳ độc lạ theo hướng dẫn sinh động của video clip dưới đây:

Quả là những ý tưởng tái chế vỏ chai nhựa thiệt tài tình phải không các mem? Ad là ad kết nhất quả thuyền kayak cuối cùng đấy nhé. Nếu bạn nào còn ý tưởng sáng tạo độc đáo hơn, đừng ngại chia sẻ cùng Lalung.vn và có những giờ phút tái chế vỏ chai nhựa thật vui và ý nghĩa nha!

Bài viết liên quan:

TIN MỚI NHẤT