Bitcoin: vài sự thật về đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên

Ngày 09/09/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Rất nhiều người ở Việt Nam và một số nước khác trên thế giới chưa biết về đồng tiền Bitcoin. Một phần là nó không hiện hữu như tiền mặt hay đô la, thông tin về Bitcoin còn rất ít và chưa được dùng hợp pháp trên toàn cầu. Kể từ khi ra mắt vào đầu tháng 1 năm 2009, sự hiện diện của đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới Bitcoin được xem như một cuộc cách mạng mang tầm cỡ toàn cầu về giao dịch thanh toán qua điện tử. Được hình thành như một loại tiền tệ kỹ thuật số đã được mã hóa và chẳng có ai quản lý hay có trung gian cho giao dịch nào đối với đồng tiền điện tử này.

Không những thế, nguồn gốc ra đời và cách quản lý, phân quyền của Bitcoin là một trong những điểm thu hút chính về sự hoài nghi tính hiệu quả và công bằng của một ngân hàng hợp pháp trong nước. Hiện nay, nhiều ngan hàng thương gia và cả nhà cung cấp đang dần chấp nhận thanh toán bằng Bitcoins. Thời điểm máy ATM xuất hiện, cũng là lúc Bitcoins nhanh chóng trở thành một lực lượng kinh tế ảnh hưởng đến toàn cầu. Đối với đồng tiền nghe có vẻ mới mẻ này chắc chắn sẽ có nhiều điều mà hầu hết mọi người còn chưa biết rõ. Và nếu đang thắc mắc về những sự thật quay quanh nó thì chắc chắn bài viết này dành cho bạn.

 

1) Cho đến giờ không một ai biết đến danh tính của người sáng lập ra Bitcoin

chấm hỏi

Đối với một vật thể hay sản phẩm nào có người dùng và phổ biến ở một khu vực nhất định nào đó cũng đều có tác giả, nhà phát minh. Thế nhưng, điều kỳ lạ là chẳng ai biết rõ danh tính của người sáng lập ra Bitcoin là ai, tên thật là gì và đang sống nơi nào vân vân và mây mây.

Người ta chỉ biết với cái tên “Satoshi Nakamoto”. Nghe có vẻ giống tiếng Nhật mọi người nhỉ? Đây là bút danh của người sáng tạo ra đồng tiền điện tử đầu tiên. Theo thông tin của những người thường sử dụng Bitcoin thì đây là một người đàn ông Nhật, sinh vào tháng 4 năm 1975. Sở dĩ họ có những thông tin này là do mọi người suy đoán. Các chuyên gia khoa học máy tính còn cho biết ông đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Lý do là bởi người này sử dụng tiếng Anh khá chuẩn, thỉnh thoảng có cả tiếng Anh và không có tài liệu nào của tiếng Nhật được tìm thấy trong phần mềm của ông ta.

Người ta đồn rằng, người bí ẩn này bắt đầu viết mã cho phần mềm Bitcoin vào năm 2007 và cộng tác với một số nhà phát triển khác. Cho dù người ẩn danh này không ra mặt để cho bàn dân thiên hạ biết nhưng tính đến năm 2017, ông sở hữu khoảng 1 triệu Bitcoins với giá trị ước tính là 2,7 tỷ đô la.

 

2) Màn giao dịch đầu tiên trên thế giới khi sử dụng Bitcoin là 10.000 bitcoins cho hai chiếc bánh pizza, nhưng tính đến tháng 8 năm 2017 số tiền đó tăng lên 27 triệu USD.

pizza

Đây quả thật là điều bất ngờ dành cho mọi người. Lúc mới xuất hiện, người ta không sử dụng nhiều và nếu có thì cũng chỉ với số tiền khá ít ỏi. Nhưng cứ nhìn vào trường hợp này mà xem, chắc chắn ai cũng sững sờ khi số tiền được nhân lên gấp bội chỉ trong ít năm ngắn ngủi.

Sau khi Bitcoin được thành lập, những người sử dụng ban đầu khá hào phóng trong việc chia sẻ và giao dịch Bitcoin. Người cộng tác cho Nakamoto, Gavin Andresen đã mua 10.000 bitcoins với giá 50 đô la và đưa chúng vào ví bitcoins. Hơn thế nữa, một lập trình viên phần mềm từ Florida, Laszlo Hanyecz đã thực hiện giao dịch đầu tiên trong lịch sử của Bitcoin thành công.

Anh ta mua hẳn hai chiếc bánh pizza cỡ lớn với 10.000 bitcoin bằng cách gửi chúng đến một tình nguyện viên tại Anh – người này thực hiện yêu cầu thẻ tín dụng xuyên quốc gia. Mặc dù, vào thời điểm đó số tiền giao dịch cho có một vài đô la, nhưng nếu lấy con số đó so sánh với thời điểm hiện tại thì nó trị giá hơn 27 triệu đô la. Đây quả là một trong những thông tin gây choáng váng đối với mọi người. Cũng như vàng hay đô la lên giá nhưng Bitcoin lên đến chóng mặt khiến ai cũng phải hoảng hồn.

 

3) Hầu hết mọi người đều nghĩ Bitcoins là vô hạn. Nhưng thật sự thì nó có giới hạn.

tiền

Hệ thống tiền tệ thông thường của chúng ta là một nền kinh tế tập trung, điều này đồng nghĩ là một ngân hàng trung ương sẽ kiểm soát hoặc phát hành tiền tệ dựa trên số lượng hàng hóa có thể giao dịch. Tuy nhiên, với Bitcoin hoàn toàn không phải vậy, bởi đây là một hệ thống tiền tệ phân quyền và chẳng có ai quản lý chúng, ngay cả nhà nước cũng không có quyền đó.

Chẳng có một cơ quan trung ương nào quy định về vấn đề tiền tệ hay sự cố phát sinh về Bitcoin. Thay vào đó, đồng tiền điện tử này được tạo ra bởi người dùng khi có kết nối mạng internet. Điều này khiến mọi người nghĩ rằng tiền tệ này có thể được tạo ra vô hạn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Bitcoin sử dụng một thuật toán và định giá trước khi chúng được tạo ra.

Bitcoins được tạo ra khi người dùng phát hiện ra một khối mới. Khối này chứa một tệp, trong đó có dữ liệu giao dịch đã ghi, chỉ đọc và vĩnh viễn. Tốc độ tạo khối sẽ được điều chỉnh hai tuần một lần để đảm bảo trung bình chỉ có 6 khối được tạo ra mỗi giờ. Tổng cộng có 2016 khối trong hai tuần. Và thực tế, số lượng của Bitcoins sẽ tồn tại không vượt mốc 21 triệu (chính xác hơn là 20,999,999.9769 bitcoins),

Tuy nhiên, điều này còn dựa trên những mặt hạn chế về công nghệ hiện tại. Do đó, rất khó để dự đoán chính xác cách Bitcoin khai thác mỏ và phát triển với những thay đổi mới của công nghệ trong tương lai.

 

4) Theo tính toán Bitcoin toàn cầu nhanh gấp 256 lần so với top 500 máy tính siêu nhỏ được kết hợp.

 

Trước hết, hãy xem video này để hiểu sơ một chút về tốc độ tính toán của đồng tiền điền tử có một không hai.

Là một hệ thống phân cấp, không có người quản lý do đó Bitcoin dựa vào mối quan hệ cùng có lợi với người dùng hay các thợ mỏ. Người khai thác chúng là cá nhân, tổ chức dùng năng lực để chế biến gia công kể cả các loại hàng đặc biệt. Khi thác mỏ là quá trình thêm dữ liệu giao dịch vào sổ chính công cộng của giao dịch trước đây với mục đích cung cấp cho người dùng một giao dịch an toàn mà không cần sự can thiệp quá sâu. Đổi lại, các thợ mỏ sẽ được nhận những khoản phí giao dịch và trợ cấp cho các đồng tiền mới được tạo ra. Vì vậy, theo tổng thể nó tạo ra một mạng lưới rộng lớn mang tính chất an toàn trên toàn cầu. Khi có sự cạnh tranh, việc tạo ra Bitcoin sẽ tăng.

Và khi tỷ lệ phát triển Bitcoin tăng thì khó có thể tìm ra các khối mới để bù đắp và điều chỉnh kịp thời. Điều này có nghĩa là nó đòi hỏi sức mạnh xử lý to lớn để có khả năng khám phá các khối mới. Kết quả là, Bitcoin sẽ được lan rộng khắp thế giới, sử dụng các mảng mạch khổng lồ cho mục đích khai thác mỏ.

Theo ước tính, vào tháng 11 năm 2013, tổng số FLOPS Bitcoin là 64 exaFLOPS (tức là 64 x 10 18  FLOPS/mỗi giây). Khi chúng ta so sánh với việc sử dụng 500 siêu máy tính hàng đầu kết hợp chỉ có 0.250 exaFLOPS (25 x 10 15 FLOPS) đồng nghĩa với việc toàn bộ mạng Bitcoin nhanh gấp 256 lần so với 500 siêu máy tính hàng đầu kết hợp.

 

5) Bitcoin đã được đưa vào không gian ngoài trái đất

 

Hãy xem video để biết đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên bay khắp không gian như thế nào nhé!

Genesis Mining là công ty khai thác đám mây lớn nhất bán các hợp đồng khai thác Bitcoin. Gần đây, họ đã thực hiện giao dịch peer-to-peer (mạng ngang hàng) lần đầu tiên trong không gian. Họ đã gửi một cái ví bằng giấy gắn vào mặt sau của một chiếc mô hình 3D bitcoin vào không gian bằng cách sử dụng một quả bóng thời tiết. Nó vượt qua giới hạn của sức mạnh từ 20 km đạt đến khoảng cách 34 km.

 

6) Bitcoin sử dụng một sổ cái công cộng gọi là “chuỗi khối” để thực hiện giao dịch.

bitcoin

Người ta sáng chế ra chuỗi khối blockchain giúp cho Bitcoin là đồng tiền đầu tiên giải quyết vấn đề chi tiêu gấp đôi. Blockchain hay còn gọi là “chuỗi khối” đó là một cơ sở phân tán của sổ cái công cộng, nó có nhiệm vụ sẽ ghi chép tất cả giao dịch trong Bitcoin. Nó không cần một cơ quan trung ương nào đứng ra chịu trách nhiệm bởi nó được duy trì bởi mạng lưới giao tiếp bằng cách nút chạy phần mềm Bitcoin.

Những nút xác nhận hợp lệ trong giao dịch sẽ được ghi lại vào sổ cái. Bên cạnh đó, trung bình 10 phút sẽ có một khối Bitcoin được tạo ra, thợ mỏ nào thông minh, nhanh trí và may mắn nhất sẽ có khả năng sở hữu chúng. Sau đó, nó được phát sóng đến các nút khác để mỗi mạng lưu trữ bản sao của riêng mình nằm trong chuỗi khối. Điều này còn đảm bảo phần mềm Bitcoin biết được số tiền chi tiêu và ngăn ngừa việc sử dụng gấp đôi.

 

7) Nếu bạn đã đầu tư 100 đô la vào Bitcoin vào năm 2010, bây giờ bạn sẽ có được 72 triệu đô la.

giao dịch

Kể từ khi được thành lập vào năm 2009, giá trị của Bitcoin đã được tăng lên theo cấp số nhân. Tính ở thời điểm hiện tại một bitcoin có giá trị khoảng $ 2,782. Nếu bạn mua $ 100 bitcoins vào năm 2010 ở mức giá 0.003%, bạn sẽ có $ 72.9 triệu vào tháng 5 năm 2017.

Một trường hợp điển hình khá thú vị, trong khi viết một luận văn về mã hóa, một sinh viên người Na Uy là Kristoffer Koch, đã đầu tư 150 kroner (26,60 đô la) Bitcoins năm 2009. Anh ta không hề nhớ việc mình đầu tư ở sàn giao dịch này, cho đến tháng 4 năm 2013 Bitcoin trở thành một chủ đề khá nhiều người biết đến trên các phương tiện truyền thông. Anh ta liền kiểm tra ví và phát hiện mình có 5.000 bitcoins và dĩ nhiên, số tiền đó nay đã có trị giá khoảng 5 triệu kronor tương đương với 886.000 USD.

 

8) Giao dịch lớn nhất từng được thực hiện trên mạng là 194.993 bitcoins. Con số này hơn 147 triệu đô la tính theo giá trị vào tháng 11 năm 2013. Giao dịch được gắn nhãn “Sht T Load of Money!”

blockchain

Hệ thống Bitcoin được duy trì để các giao dịch là bản ghi công khai, nhưng người dùng chỉ được xác định thông qua các địa chỉ được tạo bởi chuỗi gồm 30 ký tự trở lên. Do đó, trừ khi địa chỉ đã được biết trước đó hoặc người dùng muốn được xác định, còn không họ vẫn có thể truy cập ở chế độ ẩn danh. Người dùng cũng có thể gắn thẻ để theo dõi các giao dịch của họ.

Vào ngày 22 tháng 11 năm 2013, một giao dịch đã được ghi lại trên chuỗi khối liên quan đến số lượng bitcoins lớn nhất, tức là 1,6 % của tất cả bitcoins đang lưu thông hiện tại. Một thẻ với tên nhãn “Sh * t Load of Money!” đã được đính kèm với địa chỉ nhận.

Mặc dù một số chỉ là đơn thuần gây ấn tưởng bởi thực tế rằng các giao dịch lớn như vậy vẫn có thể xảy ra khi người dùng truy cập ẩn danh. Tiếp đó, Satoshi Nakamoto, người sáng lập Bitcoin, và Richard Branson, một ông trùm kinh doanh người Anh đã thông báo công ty Virgin Galactic của ông sẽ chấp nhận thanh toán bằng đồng xu.

 

9) Mỗi giao dịch bitcoin, cho dù là nhỏ nhất cũng cần sử dụng ít nhất đủ điện để cung cấp điện cho ba ngôi nhà trung bình trong cả ngày.

bản đồ

Việc khai thác mỏ Bitcoin ngày càng trở nên phức tạp với sự cạnh tranh ngày càng tăng, do đó cần có nhiều năng lượng để phát hiện khối của chúng. Mức tiêu thụ năng lượng tiềm năng cho mỗi giao dịch lên đến 94 giờ. Đó là năng lượng đủ để cung cấp điện cho hơn 3 ngôi nhà/ngày. Số liệu này gấp 3 lần so với mức tiêu thụ năng lượng năm 2015 tương đương với năng lượng mà 1,57 hộ gia đình yêu cầu mỗi ngày.

Một so sánh khác, nhu cầu năng lượng hiện tại trên giao dịch Bitcoin cũng đủ để sạc đầy một chiếc xe Tesla Model S P100D. Đây thuộc dòng xe nhanh nhất thế giới.

 

10) FBI có các ví tiền Bitcoin lớn nhất thế giới bao gồm các bitcoin bị bắt giữ, ngoài Satoshi Nakamoto.

FBI

Sau khi “Con đường tơ lụa” bị đóng của, thị trường ma túy trực tuyến bắt đầu vào tháng 9 năm 2013. Lúc này FBI đã vào cuộc và nắm giữ tất cả các Bitcoin thuộc về nhà điều hành Dread Pirate Roberts. Vụ bắt giữ này đã giúp FBI trở thành chủ sở hữu một trong những những ví tiền Bitcoin lớn nhất thế giới chứa trên 144.000 và 30.000 Bitcoin.

Người ta tin rằng, họ cũng đã tịch thu 96.000 Bitcoin từ một công ty khác hoạt động tương tự được gọi là “Sheep Marketplace”. Từ đó cho thấy, FBI có lẽ là chủ sở hữu Bitcoin lớn thứ hai trên thế giới sau Satoshi Nakamoto – người đã nói rằng đã khai thác được một triệu bitcoins ở thời điểm bắt đầu.

 

Việc đầu tư vào Bitcoin ở các nước trên thế giới đang có rất nhiều vấn đề còn gây tranh cãi. Một trong số đó là Việt Nam, có nhiều người nghĩ rằng đây là đồng tiền ảo và có sự lừa đảo ở đây. Nhưng cũng không hẳn vậy, bởi có câu “Lừa là do người, chứ không phải do vật”. Tiền Bitcoin hoàn toàn vô tội. Hãy xem video sau để hiểu rõ hơn về cách người ta đầu tư ăn lời bằng Bitcoin nhé!

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh “Bitcoin: vài sự thật về đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên”. Còn có những thông tin chính xác khác về đồng tiền điện tử kỳ lạ này mà nhiều người còn chưa biết chúng tôi sẽ cập nhật ở những bài viết tiếp theo. Và bây giờ, nếu bạn còn nhiều thắc mắc về Bitcoin hay cách hoạt động của nó hãy để lại bình luận ở cuối bài, và cũng đừng quên chia sẻ thông tin hay ho này đến với mọi người xung quanh nhé!

Bài viết liên quan: