Các thiên tai lớn nhất gây ra những hậu quả lịch sử nào?
Khái niệm thiên tai đã quá quen thuộc trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, không chỉ có thời đại này mới xuất hiện thiên tai, ít ai ngờ rằng, đã hàng tỷ, hàng ngàn năm về trước, thiên tai đã xuất hiện và gây ra những hậu quả nhất định cho Trái Đất cũng như con người sau này.
Có những trận thiên tai đã đi vào lịch sử với những hậu quả vô cùng khủng khiếp. Liệu đó là những trận thiên tai nào? Mời quý độc giả cùng LaLung.vn tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.
1) Vụ phun trào núi lửa hồ Toba khoảng 75.000 năm trước
Hồ Toba ở Inđônêxia được cho là nơi cư ngụ của một ngọn núi lửa và nó đã thức dậy vào khoảng 75.000 năm trước. Sức tàn phá khủng khiếp của nó đã nâng chỉ số hủy diệt VEI (Volcanic Explosivity Index) lên cấp 8, tức là cấp tối đa trong thang điểm này.
Núi lửa Toba đã đẩy tổng cộng 2.800 kilômét khối bụi và đá vào trong bầu khí quyển.
Không những thế, vụ phun trào núi lửa hồ Toba đã gây ra thảm họa hủy diệt sinh thái toàn cầu, tàn phá thảm thực vật và chuỗi thức ăn mà các động vật, sinh vật cổ phụ thuộc vào tự nhiên như tinh tinh, khỉ đột, hổ và báo đốm.
2) Vụ phun trào núi lửa ở Minoan
Sự phun trào ở Minoan (hay còn gọi là thung lũng Thera hay Santorini) xảy ra khoảng 3.500 năm trước và tàn phá nền văn minh Minoan và các nền văn hoá Địa Trung Hải vào thời điểm đó.
Vụ phun trào này có sức hủy diệt đạt mức 6 và 7, gần chạm mốc tối đa trong thang đo VEI, đẩy khoảng 60 ki lô mét khối bụi, đá vào trong bầu khí quyển.
Không những thế, sự bùng nổ của núi lửa đã kích thích sóng thần quét sạch nhiều cộng đồng sinh sống ở Akrotiri, Crete (Minoan), Síp, Canaan, Hy Lạp cổ đại, Ai Cập và hầu hết các khu vực của Biển Aegean.
3) Bão Bhola năm 1970
Một cơn bão xoáy tàn khốc tên là bão Bhola hình thành vào năm 1970 đã càng quét khu vực bờ biển Bengal, trong một khu vực gọi chung là vùng phía đông Pakistan.
Cơn bão này đã khiến 500. 000 người chết, hầu hết nó cũng làm ngập luôn các hòn đảo thấp trên bán đảo Ganges.
4) Cái chết đen năm 1346-1353
Cái chết đen là tên của một đại dịch gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis đã tàn phá thành phố Eurasia vào giữa thế kỷ 14. Dịch bệnh này đã gây tử vong cho đến 60 phần trăm dân số của châu Âu và châu Á trong thời gian này, nghĩa là 75-200 triệu người đã thiệt mạng.
Bệnh dịch hạch này được cho là có nguồn gốc từ đồng bằng Trung Á. Nó đã được lây đến châu Âu qua con đường tơ lụa tới Crimea và sau đó lan truyền bởi các con chuột, mèo ở Phương Đông tấn công những con chuột đen thường xuyên bị mắc kẹt trên các con tàu buôn.
5)Vụ phun trào núi lửa Kuwae 1452-1453
Kuwae là một ngọn núi lửa dưới đáy biển và miệng núi lửa của nó nằm ở Vanuatu. Đây là một trong những vùng núi lửa năng động nhất trên thế giới, với nhiều đợt phun trào dưới đáy biển. Đôi khi, chúng còn phá vỡ bề mặt đáy biển và liên tục nhấn chìm những hòn đảo nhỏ gần đó.
Một vụ phun trào khổng lồ đã xảy ra vào năm 1452-1453 đã phá hủy đảo Kuwae, để lại hai hòn đảo nhỏ có tên là Tongoa và Epi với một dải đá sa mạc dài 6 km.
Vụ phun trào này đã đẩy 39 kilomet khối tro, bụi, đá vào khí quyển và hòn đảo Kuwae đã bị nhấn chìm sâu tới 1.100 mét dưới đáy biển. Và nó trở thành một trong những sự kiện núi lửa tàn khốc nhất trong 10.000 năm qua, lớn gấp sáu lần so với sự kiện núi lửa Mount Pinatubo phun trào vào năm 1991 ở Phi-líp-pin.
6) Động đất tại Đường Sơn năm 1976
Trận động đất Đường Sơn, Trung Quốc vào ngày 28/7/1976 là trận động đất hủy diệt lớn thứ ba trong lịch sử động đất nhân lọai. Nó đã cướp đi sinh mạng của khoảng 240.000-255.000 người tuy nhiên, khả năng con số có thể cao hơn khoảng từ 600.000-700.000 người thiệt mạng theo một số tài liệu khác để lại.
Được biết, Đường Sơn là một trung tâm công nghiệp tập trung đông dân ở Trung Quốc, và đã có nhiều dấu hiệu cảnh báo trước khi xảy ra sự kiện khủng khiếp này.
Cụ thể, Wang Chengmin, nhà khoa học của Cơ quan Địa chấn Nhà nước đã dự báo trận động đất với độ chính xác đáng kinh ngạc, nói rằng động đất sẽ xảy ra trong khoảng thời gian từ 22/7 đến 5/8 năm 1976.
7) Vụ phun trào núi lửa Tambora năm 1815
Vụ phun trào núi lửa Tambora năm 1815 là một trong những vụ phun trào lớn nhất trong lịch sử nhân loại hiện đại với mức xếp hạng thang đo hủy diệt VEI là 7.
Nó có ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới với cái khái niệm thời tiết được cho là “năm không có mùa hè” sau đó.
Được biết, vụ phun trào này như cách đánh dấu cuối cùng của việc kết thúc hàng loạt thời tiết của thời kỳ băng hà nhỏ, giai đoạn này phun trào núi lửa diễn ra năng động hơn, nhiều hơn, hoạt động của mặt trời giảm mạnh và cuộc sống con người bị ảnh hưởng rất nhiều.
8)Vụ phun trào núi lửa Laki năm 1783-1784
Núi lửa Laki ở Iceland có diện tích kéo dài khoảng hơn 40 mét, sở hữu 130 lỗ thông hơi dọc theo thân núi lửa.
Vào giai đoạn khoảng năm 1783-1784, núi lửa này đã đồng loạt tuôn trào qua các lỗ thông hơi với sức hủy diệt VEI đạt cấp độ 6, gần với mức cao nhất.
Nhiều dung nham, bazan tan chảy lan ra khắp nơi cùng với hợp chất sulfur dioxide và acid hydrofluoriclan lan vào một phần lớp khí quyển trên toàn Trái Đất.
Không những thế, vụ phun trào này còn để lại các trận mưa axit sau đó trên khắp Châu Âu, bụi núi lửa ngăn chặn Mặt trời chiếu sáng Trái Đất. Và sau đó là nhiều nạn đói, bệnh dịch, nhiễm độc xảy ra diện rộng ở Ireland và một số nước Châu Âu.
9) Thời kỳ băng hà cuối vào năm 535-536 SCN
Thời kỳ băng hà cuối vào hai năm 535-536 SCN được cho là hai năm để lại dấu ấn thời tiết bất thường, kinh khủng nhất, kèm theo đó là nhiều mùa màng thất bại, nạn đói xảy ra khắp mọi nơi trên toàn thế giới.
Nguyên nhân một phần là do nhiều vụ phun trào núi lửa đồng loạt xảy ra, sau đó tạo ra một tấm màn bụi dày đặc khiến Mặt trời không thể chiếu sáng Trái Đất trong suốt một thời gian dài.
10) Động đất- sóng thần ở Lisbon
Trận động đất và sóng thần tại Lisbon là một trong những thảm hoạt kép hủy diệt nhất lịch sử vào năm 1755 có cường độ tương đương với trận động đất và sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004.
Trận động đất- sóng thần ở Lisbon năm 1755 gần như đã phá hủy Lisbon, với khoảng 100.000 người thiệt mạng đồng thời tạo ra các khe nứt địa chất khổng lồ sâu tới 5 mét rải rác khắp các thành phố.
Không những thế, nhiều người dân bị nạn chạy ra khu vực bến cảng thì gặp ngay một con sóng thần cao tận 30 mét nhấn chìm tất cả.
Giờ thì giải trí xíu nào, mời các bạn xem tiếp đoạn video “Top 10 Trận Sóng Thần Kinh Hoàng Nhất Trong Lịch Sử” được chia sẻ dưới đây:
Bạn thấy bài viết “Các thiên tai lớn nhất gây ra những hậu quả lịch sử” ở trên thế nào? Có thú vị hấp dẫn không? Hãy cho LaLung.vn biết ý kiến riêng của các bạn nha.
Đồng thời cũng đừng quên theo dõi fanpage LaLung.vn để không bỏ sót thông tin thú vị nào khác. Cảm ơn các bạn.
Theo Listverse
Bài viết liên quan: