Đại dương thứ 2 nằm 600 km dưới mặt đất và lớn gấp 3 lần

Ngày 26/05/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Các nhà khoa học cuối cùng đã phát hiện ra nguồn gốc dòng nước được phủ trên trái đất. Dòng nước đầu nguồn này lớn đến mức có thể làm tràn ngập 3 lần đại dương của Trái Đất. Khám phá này cho thấy nước trên Trái Đất này thực sự đến từ bên trong.

Thông tin này cùng sự hiểu biết của chúng ta về cách hình thành của các lớp trái đất có thể giúp chúng ta dự đoán tương lai. Khí hậu thay đổi, mực nước biển và thời tiết liên quan chặt chẽ đến các hoạt động kiến tạo đang diễn ra ngay dưới chân chúng ta.

 

Trái Đất, đại dương, ringwoodite

@www.extremetech.com

Các nhà khoa học và địa lý học là tác giả của những nghiên cứu sử dụng dữ liệu USArray. (Hàng trăm cơ sở được đặt trên khắp nước Mỹ để theo dõi những chuyển động trong lớp phủ và lõi Trái Đất). Các nhà nghiên cứu sau vài năm theo dõi và tính toán tin rằng họ đã tìm thấy một lượng nước lớn trong “khu vực chuyển tiếp” được tìm thấy giữa lớp phủ dưới và lớp phủ trên. Khu vực này nằm giữa 250-410 dặm (tương đương 400 đến 660 km) dưới chân chúng ta.

 

Trái Đất, đại dương, ringwoodite

@www.extremetech.com

Không dễ để đào sâu hơn 660 km vì đây là khoảng cách quá lớn. Lỗ khoan sâu nhất con người từng thực hiện sâu 12 km và họ đã phải dừng lại giữa chừng bởi vì khoan đã bị đốt chảy bởi năng lượng địa nhiệt.

Các lý thuyết cơ bản mới cho thấy vỏ Trái Đất, nằm giữa “khu vực chuyển tiếp”  có một loại khoáng sản được gọi “ringwoodite” và khi “ringwoodite” được đặ dưới áp lực cực lớn, nó thể hóa phân tử nước. 

Loại đá hiếm này được tạo ra khi olivine - một loại vật liệu thường gặp bên dưới vỏ Trái Đất, bị nén dưới áp suất lớn; khi gặp môi trường áp suất thấp hơn, nó lại biến thành olivine. Loại đá này đã được tìm thấy trong thiên thạch cũng như được tổng hợp trong phòng thí nghiệm, nhưng cho tới giờ mới được phát hiện trong lớp nhân Trái Đất.

1.5% khối lượng ringwoodite là nước.  Các phép đo của USArray cho thấy “ringwoodite” khi được đẩy sâu vào trong lớp phủ bằng đối lưu, áp lực gia tăng nước sẽ được đẩy ra. Qúa trình này được gọi tình trạng mất nước.

Phần nước này xuất hiện như thế nào, qua các phân tích về độ sâu và thành phần nước, các nhà nghiên cứu rằng có nước nằm sâu trong lòng trái đất – và số lượng cực kì lớn.

Phát hiện này “xác nhận phỏng đoán từ các thí nghiệm về áp suất cao rằng có nguồn nước lớn 3 lần tất cả các đại dương trên mặt đất cộng lại ẩn sâu trong lòng đất”, theo một nghiên cứu dựa trên phát hiện Hans Keppler, Đại học Bayreuth, Đức.

Nghiên cứu hiện nay cần cung cấp mối liên hệ giữa học thuyết trái đất sâu hơn và bất cứ điều gì xảy ra trên bề mặt trái đất. Tuy nhiên do sự phức của trái đất và tốc độ quay chậm dẫn đến việc lấy dữ liệu đo có thể lên đến vài năm.  

 

Trái Đất, đại dương, ringwoodite

@www.extremetech.com

Sẽ có những tác động lớn nếu những phát hiện của nghiên cứu này là chính xác. Mặc dù vùng rừng mưa chỉ chứa 2,6% nước nhưng khối lượng các khu vực chuyển tiếp, hồ chứa dưới nước dưới lòng đất có thể chứa đủ nước đổ vào đại dương gấp 3 lần! Tuy nhiên, chúng ta không nên tiếp tục lạm dụng nguồn dự trữ nước ngọt vì phát hiện này. Điều này cũng giảm bớt lý thuyết cho rằng nước trên bề mặt trái đất đã tới qua sao chổi băng giá.

Phát hiện cho chúng ta thấy thành phần địa cầu thật hoàn hảo và khí hậu Trái Đất là điều đáng kinh ngạc. Một trong số các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng nếu nước này không được “cất giữ” dưới lòng đất, “nó sẽ nằm trên bề mặt trái đất và đỉnh núi sẽ là mảnh đất duy nhất con người có được.”

 

Trái Đất thực bí ẩn và tồn tại những điều con người chưa khám phá hết. Hiểu thêm về phát hiện khoa học kì thú lần này qua video dưới đây nhé:

Đừng quên theo dõi fanpage LaLung.vn để cập nhật nhanh nhất những thông tin thú vị nhé!!

Bài viết liên quan: