Đĩa Rosetta bảo tồn 1500 ngôn ngữ trong vài ngàn năm

Ngày 04/08/2017 - Đăng bởi Lalung.vn
Thích & chia sẻ:

Ngôn ngữ được biết đến đơn giản là vậy nhưng định nghĩa nó lại là một hệ thống vô cùng phức tạp của con người. Chúng ta dùng ngôn ngữ để có thể liên lạc hoặc giao tiếp với nhau, cũng như chỉ có năng lực của con người mới có khả năng sử dụng chúng. Theo cả nhà mình đang đọc bài viết này thì liệu trên thế giới có bao nhiêu ngôn ngữ nhỉ? Là chục, trăm hay hàng ngàn?

Câu trả lời đó là, theo ước tính hiện nay trên hành tinh bé nhỏ của mình có tới 6-7 ngàn ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, số lượng chính xác thì còn phải phụ thuộc vào ngôn ngữ chính và từ ngữ địa phương nữa cơ. Những loại mà chúng ta thường dùng đã được mã hóa có thể kể đến như: bằng văn bản, đồ họa, chữ nổi, hoặc huýt sáo,… chúng liên quan tới các giác quan như: thính giác, thị giác, xúc giác hoặc kích thích. Ở mỗi loại ngôn ngữ sẽ có những quy tắc và ký tự cơ bản để giữa hai người giao tiếp có thể hiểu được chuyện gì đang diễn ra.

Ngôn ngữ đa dạng là thế, tuy nhiên trong số 6-7 ngàn loại có gần một nửa sẽ bị tuyệt chủng và có nguy cơ biến mất trong vòng 100 năm tới. Hầu hết các ngôn ngữ đứng trước nguy cơ này có ít người sử dụng và không có tài liệu. Gần năm trăm ngôn ngữ có ít hơn 10 người sùng có thể sẽ biến mất rất sớm. Những ngôn ngữ khác đang bị mất dần khi họ bị choáng ngợp bởi một loại khác chiếm ưu thế hơn ở trường học, trên thị trường và trên truyền hình.

Một trong những giải pháp tuyệt vời nhất để bảo tồn các loại ngôn ngữ trước khi chúng biến mất là dự án đĩa Rosetta.

 

Ngôn ngữ, khoa học, đĩa Rosetta, Ai Cập cổ đại

Dự án đĩa Rosetta là một nỗ lực của con người nhằm bảo quan tất cả các loại ngôn ngữ có nguy cơ đứng trước sự kết thúc vĩnh viễn. Lấy cảm hứng từ phần mềm học ngoại ngữ cao cấp Rosetta Stone, ý tưởng của dự án chiếc đĩa Rosetta là tạo ra một chìa khóa cho phép các thế hệ trong tương lai có thể giải mã dễ dàng những ngôn ngữ đã mất.

Coi bộ không giống với những người Ai Cập cổ đại hay những người cổ xưa nhỉ? Họ đôi khi chỉ để lại ngôn ngữ kỳ lạ như trong bản thảo Voynich mà không có một lời giải nào cả. Để nhân loại phải luôn tìm kiếm và cố gắng giải mã nhưng không thành. Các nhà nghiên cứu thời nay có tầm nhìn xa trông rộng nên phải giữ lại tinh túy thời nay cho con cháu mai sau ghi công chứ chẳng đùa đâu.

 

Ngôn ngữ, khoa học, đĩa Rosetta, Ai Cập cổ đại

Bản gốc Rosetta Stone được làm từ năm 196 TCN, chương trình này cũng đã có cùng một văn bản cơ bản được ghi chép lại cẩn thận trong 3 kịch bản khác nhau. Bằng cách làm việc thông minh, dò xét lại những ngon ngữ và kịch bản đã biết, các học giả có thể giải mã chữ viết quái lạ Ai Cập cổ đại, do đó nền lịch sử của văn minh cổ đại sẽ được mở khóa dễ dàng bằng cách này.

Đĩa Rosetta được tạo ra nhằm mục đích cho ra đời một phiên bản hiện đại của Rosetta Stone cổ đại thuộc vào mấy ngàn năm về trước. Cốt lõi của nó cũng là một bộ thông tin, cùng văn bản, bộ từ vựng phong phí và cũng một loại để mô tả cho hơn 1.500 ngôn ngữ của con người.

 

Ngôn ngữ, khoa học, đĩa Rosetta, Ai Cập cổ đại

Có thể bạn không tin nhưng con số này hoàn toàn có thật. Một trong những nguyên mẫu ra đời sớm nhất của kho bảo tồn vĩnh viễn được gọi là The Rosetta Disk. Đây là một chiếc đĩa làm bằng kim loại, đường kính 7,62 centimét (3 inch) với gần 14 ngàn trang thông tin được nhìn thấy bằng kính hiển vi trên bề mặt của chiếc đĩa.

Nhìn vào hình ảnh nhỏ li ti này bằng mắt thường thì chẳng ai nhìn thấy đâu ạ. Do đó, cần dùng kín hiển vi để soi xét. Một mặt của chiếc đĩa chứa một bài trắc nghiệm bằng đồ họa. Những văn bản bắt đầu ở kích thước có thể đọc được bằng mắt thường, sau đó chúng được làm bằng dạng xoắn ốc bên trong. Kích thước sẽ càng ngày càng nhỏ cho đến khi cần phải dùng để thiết bị hỗ trợ.

 

Ngôn ngữ, khoa học, đĩa Rosetta, Ai Cập cổ đại

Nhưng còn ngạc nhiên nữa, đó chính là văn bản thực sự trở nên nhỏ hơn và nhỏ hơn nữa, đến lúc cần một chiếc hiển vi có khả năng phóng đại lên đến 500 lần mới có thể đọc được chữ. Mặt còn lại của chiếc đĩa sẽ được chứa dữ liệu bảo tồn thực tế.

Đĩa Rosetta được nằm gọn trong một quả cầu làm bằng thép không gỉ và thủy tinh dạng trong suốt. Điều này cho phép chiếc đĩa có thể tiếp xúc với khí quyển, nhưng bảo vệ nó khỏi sự va đập hay mài mòn bình thường. Với sự chăm sóc tối thiểu của các nhà làm dự án, thì hứa hẹn nó vẫn có thể dùng được trong hàng ngàn năm tiếp theo mà không có một tác nhân nào có thể phá hoại.

 

Ngôn ngữ, khoa học, đĩa Rosetta, Ai Cập cổ đại

Gần đây, các nhà tổ chức Long Now - những trí tuệ rực rỡ đằng sau dự án Rosetta đã cho ra một chiếc đĩa Rosetta Wearable Disk. Loại ổ đĩa này có kích thước nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với phiên bản đầu tiên, nhưng chứa đựng nhiều thông tin có giá trị tương tự. Tuy nhiên, vì chúng giàu có về kiến thức nên số lượng bản sao rất hạn chế. Nếu có nhu cầu sử dụng bản sao thì người dùng phải đóng góp cho quỹ The Long Now từ 1 ngàn USD trở lên tương đương với 22 triệu tiền Việt.

Có thể nói rằng, trí thông minh của con người là vô tận. Họ có thể nghĩ ra được rất nhiều ý tưởng mới lạ và làm được vô vàn điều kỳ diệu mà chưa một ai có thể làm được. Đối với những người từng học qua ngoại ngữ như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung vân vân và mây mây thì hẳn sẽ biết về phần mềm học ngoại ngữ cao cấp Rosetta Stone đúng không ạ.

 

Và dưới đây là cách bạn có thể cài đặt phần mềm này trong máy để quá trình học không bị gián đoạn. Bạn đọc nào quan tâm có thể bấm vào video để được hướng dẫn chi tiết.

Nếu là một trong những người ham học hỏi các loại ngôn ngữ học thì ngại gì mà không mua ngay chiếc đĩa bản sao nhỉ? Và đừng quên, chia sẻ thông tin thú vị này đến với mọi người bà con nhé!

Bài viết liên quan: