Dự án Habakkuk: tàu bí mật của Anh Quốc làm bằng băng
Đối với những phương tiện giao thông như tàu thuyền, máy bay hay một số loại hình khác, chúng ta và những người làm ra nó đều mặc định dùng nguyên vật liệu là sắt, thép, nhôm, kẽm vân vân và mây mây. Thế nhưng, ít ai biết rằng băng cũng đóng góp vai trò không hề nhỏ trong việc làm nguyên liệu chính để hình thành nên một con tàu khổng lồ. Nghe có vẻ khó tin nhưng chuyện này hoàn toàn có thật bà con ạ. Dự án Habakkuk của Anh Quốc là một minh chứng xác thực.
Trong thời kỳ chiến tranh, các quốc gia mạnh nhất trên thế giới như Anh, Mỹ, Liên Xô với những cuộc chạy đua vũ trang liên hồi thì việc khan hiếm thép, nhôm hay một số nguyên liệu quan trọng khác là điều dễ hiểu. Điều này buộc các nhà khoa học Anh phải tìm ra giải pháp để có được phương tiện mới nhất mà không cần tiêu tốn nhiều nguyên liệu hay ngân sách. Không chỉ bị áp lực vì khan hiếm nhiên liệu trong việc chế tạo tàu sắt mà họ còn bị áp đảo và quân Đức chặn đánh.
Ngay lúc này, các máy bay có thể bảo vệ những con tàu chiến nhưng chúng không thể triển khai được ở giữa đại dương rộng lớn mà không có tàu sân bay. Và phát minh mới cũng như gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người bao gồm cả đối thủ của quân Anh lúc bấy giờ là tàu bí ẩn được làm bằng băng tự nhiên.
Một nhà khoa học tài giỏi người Anh tên là Geoffrey Pyke, ông làm việc tại trụ sở hoạt động kết hợp (Combined Operations Headquarters) ông là cố vấn của Chief, Lord Mountbatten. Ông đã đưa ra ý tưởng tuyệt vời mà chưa từng ai nghĩ ra chính là làm một tàu sân bay ra bằng băng.
Điều này thật khó tin vì trước nay chưa ai làm ra vật dụng nào bằng băng chứ chưa nói đến việc làm nguyên một con tàu to lớn. Nhưng xét về mặt vật lý, băng không chìm và nếu có thiệt hại thì vẫn có thể sữa chữa dễ dàng tại chỗ bằng cách đóng khối băng mới vào đó là xong. Một phát hiện khá ngoạn mục cả nhà nhỉ?
Pyke được biết đến là người có những ý tưởng vô cùng kỳ quặc, ông đã gợi ý dùng một tảng băng lớn ở Bắc cực bị cắt sau đó kéo xuống biển. Với bề mặt của nó, băng sẽ đóng vai trò là bệ hạ cánh và trung tâm của nó sẽ là nơi lý tưởng nhất để máy bay có thể trú ẩn an toàn trong mọi trận chiến.
Bằng cách thông minh nào đó, Pyke đã bán được ý tưởng của mình cho Lord Mountbatten – người có khả nnawg thuyết phục Winston Churchill về việc chiến tranh có thể giành chiến thắng bằng những tảng băng khổng lồ. Phân tích được mặt lợi của nó, Churchill đã đi trước thời đại và hình thành công trình mang tên “Dự án Habakkuk”. Thuật ngữ này được lấy từ câu trong cuốn sách Habakkuk trong kinh thánh. Nó được mang nghĩa “…. Hoàn toàn ngạc nhiên, vì tôi sẽ làm gì đó trong những ngày của bạn mà bạn không tin tưởng được ngay cả khi bạn đã được nói đến” (Câu văn này được trích trong Habakkuk).
Chiếc máy bay mà Pyke dự kiến có chiều dài 609,6 meters, rộng 91, 44 meters và nặng hơn 2 triệu tấn. Nó được trang bị bằng 40 tháp pháo kép và súng phòng không nhiều ánh sáng. Không quân có thể chứa tới 150 máy bay ném bôm hai động cơ hoặc những con phi cơ dành cho chiến đấu. Tuy nhiên, vấn đề lớn mà ai cũng thắc mắc là lỡ băng tan phải làm thế nào? Với câu hỏi này Geoffrey Pyke thiên tài đã có một giải pháp tối ưu. Ông làm mát hệ thống khổng lồ bằng mạng lưới các ống dẫn phức tạp, chúng sẽ được bơm chất làm lạnh để giữ nhiệt giúp toàn bộ tàu để giữ cho băng tan.
Không lâu sau đó, nằm trong đề án Habakkuk một nguyên mẫu dài gần 19 mét, nặng 1 ngàn tấn được xây dựng trên hồ Patricia ở Rockies của Canada. Cùng với đó, một hệ thống làm lạnh bằng một mã lực tối thiểu để giữ cho con tàu bí ẩn này đủ lạnh để có thể nguyên vẹn qua những ngày tháng của mùa hè nóng nực.
Trong quá trình tiến hành và kiểm tra đã có một vài vấn đề mới bị phát sinh ra ngoài dự định. Mặc dù đá là cứng nhưng nó cũng cực kỳ giòn tan. Ngoài ra, đá có thể biến dạng dưới sự áp ực, do đó một con thuyền khổng lồ như Habakkuk chắc chắn sẽ bị giảm dưới trọng lượng riêng của mình.
Nhận định được khó khăn, hai nhà nghiên cứu tại Học viện Bách khoa Brooklyn, New York đã có bước đột phá ngoạn mục. Họ tìm ra một giải pháp khá hoàn hảo, giả thiết nếu bơm gỗ hoặc mùn cưa được hòa trộn với nước và đông lạnh chúng lại. Kết quả của thử nghiệ là nguyên liêu này mạnh hơn băng đá bình thường gấp 14 lần, và cứng hơn cả bê tông xây dựng nữa các bác ạ.
Các thử nghiệm được tiến hành cho thấy, vật liệu mới hoàn toàn này có khả năng chịu được nén, chẻ thậm chí là đạn dượng. Nó có thể được gia công như gỗ, được đúc thành các hình dạng khác nhau như kim loại và khi đắm chìm dưới nước nó sẽ được tạo thành một lớp vỏ cách điện của bột giấy ướt trên bề mặt để bảo vệ nội thất bên trong của nó khởi bị nóng chảy. Nguyên liệu kỳ diệu này được đặt tên là Pykrete nhằm tôn vinh Pyke – người phát minh ra nó.
Nhắc lại quá khứ chút, vào cuối năm 1942 Churchill tắm tại nhà, tình cờ Lord Mountbatten lao vào phòng tắm của ông ta và bỏ một ít chất pykrete vào bồn tắm. Chỉ vài phút sau đó, hai người ngạc nhiên khi băng tan chảy trong nước ấm. Một giai thoại khác có liên quan tới cuộc biểu tình của Lord Mountbatten được nhắc lại bởi một vài nhân chứng xảy ra trong hội nghị Quebec vào năm 1943.
Trong hội nghị này, Lord Mountbatten mang tới hai vật liệu, một chiếc bằng băng đá và chiếc khác là của pykrete và đặt cả hai vào trong đất. Sau đó, anh ta bất ngờ rút ra một khẩu súng và bắng vào tảng băng, những mảnh bỡ bị bắn ra tung tóe. Rồi ổng chuyển hướng khẩu súng sang chiếc xe đạp và bắn. Lần này, viên đạn bị bắn ra tía lia khỏi khối và có tiếng vo ve quanh chân của các nhà quan sát, đó giống như một con ong đang giận dữ. Viên đạn trúng vào chân của Sỹ quan chỉ huy quân đội Admiral Ernest King.
Điều kỳ diệu ở đây là nhà khoa học tài ba Geoffrey Pyke cuối cùng cũng đã thành công với công trình Habakkuk. Những thiết kế và bao gồm cả kế hoặc xây dựng tàu sân bay đã được thực hiện trước dự kiến. Mỗi còn thuyền trong đề án Habakkuk được xác định cần 300.000 tấn bột giấy từ gỗ, 25.000 tấn chất liệu sợi, 35.000 tấn gỗ và 10.000 tấn thép. Chi phí ước tính ban đầu chỉ 700 bảng Anh. Nhưng khi thiết kế sắp hoàn thành, rõ ràng cần có thêm gia cố bằng thép cũng như cách điện hiệu quả hơn ước tính chi phí tăng lên tới 2,5 triệu bảng lúc bấy giờ, tương đương với hơn 100 triệu bảng tiền hiện nay.
Chỉ đạo trong dự án này cũng phát sinh ra một vài vấn đề. Một con thuyền có động cơ quá lớn sẽ có khả năng cơ động và tốc độ tối đa chỉ lên tới 6 hải lý, mà Hải Quân theo tình hình đó là quá chậm. Nhưng vấn đề chính ở đây mà họ gặp phải là nguyên liệu. Cũng giống như thép, gỗ còn thiếu và xây dựng một công trình mang tên Habakkuk sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất giấy. Thêm vào đó, sự phức tạp của việc xây dựng, vấn đề cách điện và làm lạnh một hệ thống khổng lồ lớn như vậy cần đòi hỏi thời gian và một lượng nhân lực khủng mà không một đối thủ nào có thể mua được.
Cuối cùng, dự án Habakkuk đã bị loại bỏ và thay vào đó những bước thiết thực hơn đã được thực hiện như xây dựng các sân bay ở Azores, tạo điều kiện cho việc săn bắt thuyền U ở Đại Tây Dương. Đồng thời, đưa các thùng nhiên liệu lớn hơn vào máy bay của Anh để kéo dài thời gian tuần tra trên Đại Tây Dương.
Hình ảnh trên được phát hiện vào những năm gần đây, người ta cho rằng đó là những dị vật còn sót lại duy nhất của đồ án Habakkuk nằm ở dưới cùng của hồ Patricia ở Alberta, Canada – nơi được thử nghiệm. Một cuộc thám hiểm đã diễn ra vào năm 1985, họ tìm ra những bức tường bằng gỗ của thân tàu. Bên cạnh đó còn phát hiện thấy sự rối loạn ngoài sức tưởng tượng của ống dẫn khí lạnh cùng với một lượng lớn Bitum (loại chất lỏng hữu cơ có độ nhớt cao, màu đen, nhớp nháp) được dùng trong vai trò làm một lớp cách điện và một tấm biển dưới nước để lưu lại dự án.
Dưới đây là một số hình ảnh của dự án, chắc chắn mọi người sẽ không khỏi bàng hoàng trước bí mật chưa từng được tiết lộ này. Đừng bỏ lỡ nhé!
Vừa rồi là những bí ẩn quanh thông tin “Dự án Habakkuk: tàu bí mật của Anh Quốc làm bằng băng” đã được LaLung.vn giải đáp. Nếu quan tâm bạn đọc có thể để lại bình luận hoặc chia sẻ bài viết này đến với mọi người.
Bài viết liên quan: