Chuyện sau những bức hình chưa từng hiện diện trong sách giáo khoa lịch sử
Trong các bài học lịch sử, chúng ta được dạy về những sự kiện trọng đại và những nhân vật làm nên cuộc cách mạng cho dân tộc, đi kèm theo đó là những bức hình đen trắng đã ố màu thời gian.
Bên cạnh những vị anh hùng vang danh muôn thuở, cũng có những người bình thường nhưng họ không hề ảm đảm khi được nhắc đến. Mời bạn xem chuyện sau những bức hình chưa từng hiện diện trong sách giáo khoa lịch sử để rõ hơn nhé!
1) Một cậu bé với đôi giày mới
Cậu bé tên là Werfel, người Áo đang rất sung sướng vì được Hội Chữ Thập Đỏ Nhỏ tặng giày. Lúc bấy giờ, cậu bé mới 6 tuổi và được nhiếp ảnh gia Gerald Waller chụp cho vào năm 1946. Điều đáng nói là cậu bé này là một đứa trẻ không có cha mẹ, sống ở trại mồ côi Am Himmel, Hoa Kỳ.
Cậu bé nằm trong số những đứa trẻ được đưa đến Mỹ sau khi bị trục xuất khỏi Israel và Palestine. Từ khi được giải phóng khỏi trại tập trung và được đưa tới Mỹ, hạnh phúc của đứa bé trong thời chiến này là được một đôi giày mới trong dịp Giáng Sinh. Cậu ôm đôi giày vào ngực, ngẩng mặt cười vang vô cùng hồn nhiên nhưng để lại trong lòng người xem nhiều rung cảm.
2) Cô gái vui vẻ
Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Do Thái Martin Munkacsi đã chụp bức ảnh này khi ở New York. Thoạt nhìn bức ảnh đơn thuần ghi lại khoảnh khắc nhảy và cười rất sành điệu của một cô gái, nhưng đằng sau là một câu chuyện giàu cảm xúc.
Năm 1934 là năm xảy ra cuộc Đại suy thoái kinh tế, cuộc sống trôi qua trong ảm đạm và khó khăn. Với tư cách là một nhiếp ảnh gia, đồng thời là người từng sống trong Thế chiến thứ nhất ở Châu Âu, chứng kiến nhiều cảnh phân biệt chủng tộc, giờ lại trong cuộc Đại suy thoái khi sống ở Mỹ, xung quanh ông có nhiều mảnh đời bất hạnh, vậy mà tác phẩm của ông lại có một người phụ nữ vui vẻ trái ngược với thời cuộc như thế.
Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy trong hình có nhiều chi tiết đối lập: người phụ nữ ăn mặc khá sang trọng, nhiều phục sức, có vẻ thuộc tầng lớp thượng lưu không lo về tài chính như những người khốn khổ lúc đó.
Một chi tiết nữa là nền thành phố sau lưng cô gái khá mờ, thời tiết lạnh và buồn điều đó càng tôn lên năng lượng tươi vui của cô gái. Có lẽ trong tâm trí tác giả, sống trong thời khắc khó khăn như thế người phụ nữ cũng đầy vất vả và ưu phiền chứ không có hình ảnh nào đẹp.
Vì vậy ông mượn nụ cười rộng mở và bước chân nhảy vọt của cô gái này để biểu trưng cho hạnh phúc trong tương lai và thời khắc tốt đẹp hơn sẽ đến. Có thể nhiều người nhìn vào sẽ chạnh lòng nhưng cuộc sống cần phải có niềm tin và nụ cười để tiến lên phía trước.
3) Một cặp vợ chồng người Victoria cố gắng không cười trong lúc chụp ảnh chân dung những năm 1890
Những năm 1890, chụp hình là một thứ gì đó rất xa xỉ, phải có dịp trọng đại lắm người ta mới chụp và dĩ nhiên không ai chụp ảnh mỗi ngày, mọi lúc mọi nơi như bây giờ cả. Thời đó thường phổ biến nhất là kiểu ảnh đại gia đình và ảnh chân dung. Nếu ảnh gia đình thì mọi người có thể cười nhưng còn ảnh chân dung phải làm mặt nghiêm túc mới đúng. Với một số người, cả đời họ có bao lần chụp ảnh đâu, nên để giả bộ nghiêm túc không cười cứ khó thế nào. Tâm trạng họ vừa hồi hộp vừa muốn có ảnh đẹp, nhưng diễn sâu thì đâu có dễ. Nhìn cặp đôi này nè, họ thật là dễ thương, ráng nhịn cười nhưng sao khó quá.
4) Marilyn Monroe đang tập gym ở nhà năm 1952
Các ngôi sao luôn kiếm tiền dựa trên cơ thể mình. Hãy nhìn các số đo của Marilyn Monroe kìa! Cho dù cô nàng có ăn bít tết hay một chế độ ăn giàu rau xanh thì vẫn siêng tập tành với barbell. Những bài đẩy tạ như thế giúp cô ấy có thân hình săn chắc, cơ thể cân đối và thu hút bao ánh nhìn của người khác phái.Quả không hổ danh nữ hoàng quyến rũ một thời.
5) Louis Armstrong thổi kèn cho vợ nghe trước tượng nhân sư ở Kim tự tháp Giza năm 1961
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã cử những nhạc công xuất sắc nhất đi nước ngoài để truyền bá nhạc jazz. Hoa Kỳ làm điều này dựa trên khuôn khổ văn hóa ngoại giao. Ví dụ, trong bức ảnh này, chúng ta thấy sao mà Louis Armstrong thổi kèn cho vợ ông là Lucille ở Ai Cập nên thơ như thế? Người vợ chăm chú thưởng thức tiếng kèn trumpet theo điệu jazzcủa chồng dưới chân tượng nhân sư ở Kim tự tháp Giza năm 1961.
6) Chờ con bố ơi!!!
Bức ảnh được chụp vào năm 1940 bởi nhiếp ảnh gia Claude P. Dettloff. Trong hình là một cậu bé khoảng năm tuổi, vụt ra khỏi tay mẹ để chạy với theo cha mình là ông Private Jack Bernard của Trung Đoàn Columbia British Columbia. Cậu bé đã khóc to và nói: “Đợi con, bố ơi”. Bức ảnh này đã được đăng trong tạp chí “Life” và treo lên tất cả các trường học ở British Columbia với mục đích phê phán chiến tranh.
Bởi bối cảnh lúc bấy giờ là năm 1939, Hitler đã đe dọa Ba Lan và đòi chiếm Danzig. Vào lúc 4 giờ 15 phút 13 giây sáng Thứ Bảy 26 Tháng Tám, 1939, người phụ tá trung đoàn tại British Columbia, Canada đã nhận được cú điện thoại từ thủ đô Canada chỉ thị ông gọi Trung tâm Columbia của Anh.
Những người lính ra khỏi thành phố để bảo vệ những điểm dễ bị tấn công. Vào ngày 10 tháng 9 năm 1939, Quốc hội Canada tuyên chiến với Đức Quốc xã, nước đã xâm lược Ba Lan vào đầu tháng. Trong khi các đơn vị khác đã được gửi đến Anh Quốc, Trung đoàn British Columbia đã bị bỏ lại phía sau bờ biển phía tây. Sau vài tháng huấn luyện và bảo vệ trung đoàn đã được ra lệnh và vào ngày 1 tháng 10 năm 1940, hành quân đến New Westminster để đón một con tàu. Lúc này nhiếp ảnh gia Claude P. Dettloff mới đến phố Eighth ở New Westminster để chụp ảnh diễu binh cho tờ The Province và vô tình bắt gặp hình ảnh này nên đã ghi lại.
7) Một cậu nhóc chơi đàn banjo với bạn tốt của mình trong những năm 1920
Đàn banjo hay còn gọi là băng cầm, nó cùng thể loại với ghi ta. Đàn có thân tròn, có từ 5 đến 10 dây đàn. Không có âm thanh du dương, lãng mạn như ghi ta, tiếng đàn banjo nghe réo rắt, vui tai. Chính vì vậy nó khá gần gũi với trẻ con và kể cả động vật nữa. Hình ảnh năm 1920 tuy đã ố màu thời gian, nhưng chúng ta vẫn thấy rõ ràng đứa bé cần đàn banjo gảy cho con chó cưng mình nghe mặt mày rất vui vẻ. Chú chó thì hơi bị phấn khích với sự ga lăng dào dạt từ chủ của nó luôn.
8) "Trẻ em đeo mặt nạ" của Helen Levitt (1939)
Helen Levitt là một nhiếp ảnh gia người Mỹ, cô ấy còn được gọi là nhiếp ảnh gia nổi tiếng và ít người biết đến nhất. Helen được công nhận là một “nhiếp ảnh gia đường phố” quanh New York. Đây là một trong những tác phẩm ấn tượng của nữ phó nháy, khắc họa rõ nét vẻ tò mò, thích thú khi có một trải nghiệm mới lạ trong đời với mặt nạ dẻo của trẻ con bấy giờ.
9) Một bé gái Pháp ôm mèo (năm 1959)
Thông thường những cuốn giáo khoa lịch sử thường chứa những hình ảnh trận đánh, địa danh lịch sử, vũ khí và binh lính. Điều đó đã được mặc định trong tâm trí nhiều người, nhưng ít ai quan tâm những điều nhỏ nhặt đời thường mà thời đại nào cũng có. Chẳng hạn như một bé gái người Pháp ôm một chú mèo trong lòng, mặt vui cười hạnh phúc như thể ôm búp bê hay em bé cưng. Sách giáo khoa lịch sử ít khi nào cho bạn thấy nụ cười hồn nhiên như thế.
10) Dorothy Gulliver năm 1926
Dorothy Kathleen Gulliver là một ngôi sao phim câm. Trong ảnh này, cô ấy đã đăng công khai một tấm ảnh trong phim The Collegians năm 1926. Cô đang ngồi trong một quả trứng lớn, hai chân thò ra ngoài trông rất khôi hài. Cô là người đóng thành công khi chuyển giao từ phim câm sang có tiếng. Trong những năm 1930,khi công nghệ làm phim lúc bấy giờ có thể lồng âm thanh vào, cô trở thành nữ anh hùng nổi tiếng với hàng loạt các phim: The Galloping Ghost , Phantom of the West , Bóng tối của Eagle, Biên giới cuối cùng, và Last Stand năm 1936 của Custer.
11) Frank Sinatra xin chữ ký của Lou Gehrig năm1939
Lou Gehrig là một cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp người Mỹ. Anh có biệt danh là “The Iron Horse” (Con ngực sắt) bởi chiến đấu rất điên cuồng và bền bỉ. Lou cũng ghi được vài kỷ lục vô địch trong sự nghiệp thi đấu, có kỷ lục từng giữ vững hơn 5 thập kỷ. Trong khi Frank Sinatra chỉ mới 23 tuổi và chưa nổi danh.
Tuy nhiên, năm 1939là thời gian buồn với Lou Gehrigkhi anh phải từ giã sự nghiệp bóng chày trong suốt 16 năm vì bệnh rối loạn lưỡng cơ (một rối loạn thần kinh cơ không thể chữa được).
Lou phải nghỉ hưu khi chỉ mới 36 tuổi và hai năm sau anh mất. Bức ảnh lưu lại kỷ niệm những ngày cuối đời của Lou Gehrig đang mặc đồng phục bóng chày được Frank Sinatra xin chữ ký. Sau đó Frank gia nhập bạn nhạc của Tommy Dorsey và trở nên nổi tiếng. Thật là một điều kỳ diệu!!!
12) Một bức chân dung quái đản của phụ nữ người Victoria (năm 1840)
Người phụ nữ này lấy ngón trỏ đẩy lỗ mũi mình lên. Cô ấy muốn làm mặt xấu cho bức ảnh ấn tượng chăng. Cơ mà nhìn lại hành động ấy thì chẳng phải hợp mốt bây giờ sao? Các thánh tự sướng chắc đang ủng hộ cô rần rần ấy chứ!
13) Máy lấy nước hoa ở phòng tắm công cộng (năm 1952)
Chúng ta đã quen với những chiếc máy bán nước ngọt, cà phê, bánh kẹo, kem tươi tự động, nhưng máy nước hoa thì ở đâu ra?Thì ra ở các phòng tắm công cộng ở các nước phương tây xưa đã được trang bị loại máy này, khi tắm xong các quý cô ghé người vào máy và xịt thơm. Hương thơm làm người ta tự tin và lôi cuốn đối phương mạnh mẽ hơn, lịch sử đã ghi nhận điều này. Chuyện này bạn đã đọc qua trong sách giáo khoa bao giờ chưa?
14) Nhà thám hiểm Bắc cực Peter Freuchen và vợ (ảnh năm 1947)
Peter Freuchen là một nhà thám hiểm Bắc cực, ông có một cuộc sống tuyệt vời quanh các chuyến phiêu lưu của mình. Ngoài ra ông ta còn là một diễn viên, nhà nhân chủng học và người viết sách. Ông đã có 30 cuốn sách, trong đó nổi tiếng nhất là cuốn về người Eskimo. Trong hình ông đang mặc một áo da thú dày cộm bên cạnh người vợ thứ 3 vẻ kiêu sa của mình, bà Dagmar Kon.
15) Chân dung một phụ nữ không biết tên năm 1840
Vẫn là người phụ nữ làm mặt xấu ở trên. Bây giờ bà ta làm mặt nọng và trợn mắt. Có vẻ người phụ nữ này thích làm trò trước ống kính đây.
16) Công nhân ngành sắt ở New York city
Thời bấy giờ, ở New York, Hoa Kỳ ưa chuộng các tòa nhà chọc trời. Bạn cũng biết ai làm nên những cao ốc tầm cỡ như thế rồi đấy. Thì các anh công nhân chứ ai. Nhưng đáng phải nói là độ gan dạ và lì lợm của các anh này rất đáng nể nhé! So với bây giờ thì lúc đó người ta không chú trọng an toàn lao động lắm, các công nhân làm việc trên cao nhưng không có dây an toàn, và nhiều người đã ra đi mỗi năm khi công trình chưa hoàn tất. Hình ảnh bạn xem là một anh chàng liều lĩnh cố gắng đứng trên một cột bê tông cao vút, tình cờ anh có mặt trong lịch sử luôn.
17) Kiểm tra mũ bảo hiểm cho bóng bầu dục (năm 1912)
Năm 1912 không có nhiều cách thông minh hơn để kiểm tra độ cứng của mũ bảo hiểm môn bóng bầu dục. Người ta test nó bằng cách dùng một người đội mũ và lao vào tường. Những chuyên gia hiện diện ở đó sẽ đánh giá chất lượng cái nón. Có lẽ vài cái đầu người trở nên không bình thường khi thử những cái mũ chưa đủ cứng. Ai muốn làm thử công việc này nào?
Dưới đây là một vài thông tin thời sơ khai của loài người mà bạn cần biết, hãy xem clip sau nhé:
Thời quá khứ chứa đựng rất nhiều khoảnh khắc vô giá và xúc động, nhưng sách giáo khoa mà bạn học không thể điểm hết. Có thể những tin này bạn đã bắt gặp đâu đó trên mạng hoặc chưa, nhưng chắc chắn rất ít người biết đến. Vậy hãy chia sẻ để lan truyền những sự kiện thú vị này nhé!
Bài viết liên quan: