Những sân vận động lớn nhất thế giới
Không chỉ là nơi có sức chứa lên tới hàng trăm nghìn người, sân vận động còn là kiệt tác kiến trúc khiến bất cứ ai được nhìn ngắm cũng phải trầm trồ khen ngợi. Cạnh đó, nơi đây còn điểm tụ họp của những trái tim yêu thể thao, có cùng sự quan tâm tìm đến cổ vũ và thưởng thức những biểu trình diễn tuyệt vời.
Theo “anh” Wiki, sân vận động là nơi diễn ra thi đấu các môn thể thao ngoài trời, là chỗ luyện tập của các vận động viên đồng thời cũng là nơi tổ chức các buổi hòa nhạc hay những sự kiện lớn khác.
Thông thường, một sân vận động sẽ gồm có 1 sân cỏ rộng và khán đài với xung quanh là đường tròn đồng mức. Ngoài cùng bao quanh là khán đài dành cho khán giả, chia làm 2 khu khán đài A mặt chính có mái che và khán đài B tùy từng thiết kế khác nhau mà sẽ có mái hoặc không. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều sân vận động lớn được xây dựng theo tiêu chuẩn cao với sức chứa cực khủng lên đến hơn 10 vạn người.
Đó là những cái tên nào? Hãy cùng Lalung.vn điểm qua một vài sân vận động lớn nhất thế giới theo bình chọn của giới chuyên môn.
15) Sân vận động Sanford
Sanford là sân nhà củacâu lạc bộ bóng bầu dục của trường Đại học Georgia. Nằm ở Athens, bang Georgia (Mỹ), sân vận động Sanford được sử dụng lần đầu tiên vào ngày 12 tháng 10 năm 1929 và được thiết kế bởi TC Atwood. Cỏ được sử dụng ở đây là Bermuda Tifton 419, một loại cỏlai có độ bền và đặc tính kháng bệnh cao.
Sân vận động Sanford có sức chứa 92,746 người, xếp thứ 15 trong top những sân vận động lớn nhất thế giới.
14) Sân vận động Los Angeles Memorial Colisseum
Tọa lạc trên đường Figueroa, tiểu bang California (Mỹ), Los Angeles Memorial Colisseum hiện đang là trụ sở của USC Trojans. Được thiết kế bởi John và Donald Parkinson, sân vận động này chính thức mở cửa lần đầu vào ngày 1 tháng 5 năm 1923 với sức chứa 93,607 chỗ ngồi. Đây còn là vận động đầu tiên hai lần đăng cai Thế vận hội mùa hè vào năm 1932 và 1984.
13) Sân vận động Soccer City
Tọa lạc tại thành phố Johannesburg, Nam Phi, Soccer City (tên cũ là FNB) là một sân bóng đá nổi tiếng được khai trương vào năm 1989 với chi phí xây dựng 440 triệu USD (9,900 tỷ đồng). Soccer City nổi tiếng khi được lựa chọn làm địa điểm khai mạc và là nơi đấu trận chung kếtWorld Cup năm 2010 của FIFA.
Sân Soccer City mới được thiết kế lấy cảm hứng từ hình tượng cái nồi, đồ thủ công của người dân Nam Phi kết hợp với kiểu kiến trúc hiện đại tạo ra một công trình vừa truyền thống vừa hiện đại. Không chỉ là nơi tổ chức thi đấu thể thao, sân Soccer City còn là “niềm tự hào” gắn liền với ký ức lịch sử hào hùng của đông đảo người dân Nam Phi.
Trong quá khứ, sau khiđược giải phóng khỏi nhà tù vào năm 1990, Ngài Nelson Mandela đã có bài phát biểu quan trọng đầu tiên của mình tại địa điểm này. Sân Soccer City là một trong hai sân vận động có công suất lớn nhất Nam Phi với sức chứa đỉnh điểm có thể lên tới 94,713 người.
12) Sân Estadio Azteca
Được biết đến như một trung tâm bóng đá lớn của thế giới, đây là nơi được chọn tổ chức 3 giải đấu lớn là Olympic mùa hè 1968, World Cup 1970 và 1986, sân vận động đáng kinh ngạc này nằm ở Mexico City, Mexico. Estadio Aztec khánh thành vào ngày 29 tháng 5 năm 1966 bởi kiến trúc sư Pedro Ramirez Vazquez.
Ngày nay, sân Estadio Azteca thường xuyên là địa điểm tổ chức các cuộc thi đấu bóng đá, đấm bốc cùng một số môn thể thao khác. Estadio Azteca là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá America và tuyển quốc gia Mexico. Với sức chứa lên đến 95.500 người, đây là sân vận động bóng đá lớn thứ 3 trên thế giới.
11) Sân vận động Camp Nou
Đây là có lẽ là một cái tên không còn xa lạ với nhữngfanhâm mộ bóng đá toàn thế giới. Sân vận động Camp Nou nằm ở Barcelona, Tây Ban Nha khai trương vào ngày 24 tháng 9 năm 1957 và là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá được xem là thành công nhất thế giới Barcelona.
Camp Nou được VIP Silda thiết kế để trở thành sân vận động lớn nhất Tây Ban Nha với công suất có thể lên tới 99,354 người.Từ nhiều thập niên qua, đây là nơi đã ghi dấu nhiều khoảng khắc vàng của làng bóng đá thế giới khi là địa điểm tổ chức trận bán kết World Cup năm 1982 và 2 trận chung kết UEFA Champions League.
10) Sân Melbourne Cricket Ground
Tọa lạc ở phía Đông Melbourne, Victoria (Australia),Melbourne Cricket Club sân vận động lâu đời nhất góp mặt trong danh sách những sân động lớn nhất thế giới. Được xây dựng để tổ chức sự kiện thể thao diễn ra vào năm 1854, sân Melbourne Cricket Club mở cửa lần đầu tiên vào năm 1853. Từ ngày 15-19 năm 1877, đây là nơi diễn ra trận đấu mở màn giữa hai đội tuyển Cricket Australia và Anh. Sau đó 94 năm, tức ngày 5 tháng 1 năm 1971, cũng chính tại nơi này, tuyển quốc gia Úc đã cống hiến cho khán giả một trận chung kết đi vào lịch sử.
Với quy mô 171m x 146m và sức chứa 100,024 chỗ ngồi, Melbourne Cricket Ground là sân vận động lớn thứ 10 trên thế giới.
9) Sân vận động Darrell K Royal-Texas Memorial
Mở cửa lần đầu tiên vào ngày 8 tháng 11 năm 1924, sân vận động Darrell K Royal-Texas Memorial(tên cũ là "Sân vận động Tưởng niệm Chiến tranh")tọa lạc ở Austin, Texas (Mỹ).
Đây là sân vận động được thiết kế và xây dựng để trở thành sân nhà cho câu lạc bộ Đại học Texas ở Austin Longhorns. Vào lúc đỉnh điểm, nơi này có thể đón tới 100.119lượt khách vào sân. Với công suất vượt qua con số 100.000 chỗ ngồi, đây chắc chắn là một cái tên nằm trong bảng xếp hạng các sân vận động lớn nhất trên thế giới.
8) Sân Bryant-Denny
Đây là sân nhà của đội tuyển bóng bầu dục Crimson Tide thuộc đại học Alabama ở Tuscaloosa, bang Alabama (Mỹ). Sân Bryant-Denny khánh thành vào ngày 28 tháng 9 năm 1929.
Trong quá khứ, sân vận động này có tên là Denny, được đặt để bày tỏ lòng tôn kính cựu thống đốc bang Alabama - George Hutchenson Denny. Ngày nay, sau nhiều lần tu sửa, sân Bryant-Denny hiện đã có thể chứa tới 101,821 người và điều này giúp nó nghiễm nhiên lọt vào top 15 sân vận độngcó công suất lớn nhất hành tinh.
7) Sân vận động Tiger
Xếp thứ 7 trong danh sách của chúng ta là sân vận động Tiger với sức chứa 102,321 chỗ ngồi. Mở cửa đầu tiên vào ngày 25 tháng 11 năm 1924, sân Tiger nằm ở Baton Rouge, LA 70893 (Mỹ). Đại học Louisiana State là đội chơi trận mở màn đầu tiên trên sân.
Sân Tiger còn có một cái tên khá nổi tiếng khác đó là “Death Valley” (tạm dịch: Thung lũng chết). Đây là một thiết kế của Wogan và Bernard.
6) Sân Neyland
Tọa lạc ở Knoxville, bang Tennessee (Mỹ), sân Neyland đón khách đầu tiên vào ngày 24 tháng 9 năm 1921 với trận bóng mở màn của tuyển bầu dục Đại học Tennessee. Trước đây, sân Neyland có sức chứa chỉ 102,455 người nhưng đến ngày 18 tháng 11 năm 2004, sân vận động này đã được nâng cấp công suất lên 109,061 chỗ ngồi. McCarty Holsaple là kiến trúc sư chính của sân Neyland trong suốt những năm 2006, 2008 và 2010 khi nó được tu sửa lại. Được biết, Holsaple là fan ruột của bộ môn thể thao này và chính ông cũng một tay chơi bóng bầu dục cừ khôi.
5) Sân Kyle Field
Nằm ở số 198 đường Joe Routt Boulevard, trạm College, bang Texas (Mỹ), sân Kyle Field chính thức mở cửa khánh thành vào ngày 9 tháng 9 năm 1927.F. E. Geisecke chịu trách nhiệm thiết kế chính. Công trình này có sức chứa vào lúc đỉnh điểm có thể lên đến 102,733 chỗ ngồi thế nên không có gì khó hiểu khi Kyle Field luôn là cái tên lọt vào top 5 sân vận động lớn nhất thế giới theo bình chọn của giới chuyên môn.
4) Sân vận động Ohio
Tọa lạc tại số 411 đường Woody Hayes Drive Columbus, bang Ohio (Mỹ), sân Ohio tiếp tục là một đại diện của Mỹ góp mặt vào danh sách. Sân vận động có sức chứa 104,944 chỗ ngồi này được đầu tư phát triển và thuộc quyền sở hữu của câu lạc bộ Ohio State University. Ban đầu, sân Ohio được xây dựng để chuẩn bị cho giải Athletic cũng là nơi diễn ra các buổi thi đấu của đội tuyển chủ nhà Ohio State University.
Dwight Smith là kiến trúc sư chính của sân Ohio. Sau khi hoàn thiện, sân vận động với sức chứa đáng kinh ngạc này đã mở cửa vào ngày 7 tháng 10 năm 1922 với tổng chi phí xây dựng lên tới 1.34 triệuUSD (30 tỷ đồng). Ngày 21 tháng 11 năm 2015, tổng cộng đã có tới 108,975 khán giả vào sân để theo dõi và cổ vũtrận thi đấu giữa đội tuyển Ohio University và Michigan State, vượt xa quy định an toàn chỉ có 104,944 chỗ ngồi của sân.
3) Sân Beaver
Có lẽ không đâu trên thế giới có nhiều sân vận động lớn hơn ở Mỹ. Sau hàng loạt những cái tên phía trên thì giờ đây “ông lớn” này lại tiếp tục cử thêm một đại diện là Beaver vào top những sân vận động lớn nhất thế giới.
Pennsylvania State University chính là đội chủ nhà của công trình tuyệt vời này. Tọa lạc ở University Park, bang Pennsylvania (Mỹ), được thiết kế bởi Michael Baker Jr., ngay trong ngày mở cửa đón khách đầu tiên, sân Beaver đã đáp ứng nhu cầu thưởng thức thể thao cùng lúc cho hơn 106,572 người. Kỷ lục người vào sân Beaver được thiết lập vào năm 2002 khi có tới 110,753 khán giả kéo tới ngồi kín toàn bộ các khán đài để cổ vũ cho đội nhà.Ngày nay, Beaver được biết đến là sân vận động lớn thứ 3 của thế giới.
2) Sân Michigan
Được xây dựng để phục vụ các cuộc thi đấu của đội tuyển Đại học Michigan, tọa lạc ở Ann Arbor, bang Michigan (Mỹ), trong những trận cầu đinh, sân vận động Michigan có thể đón tới 115,101 khán giả vào sân theo dõi trận đấu.
Sân vận động này chính thức mở cửa vào ngày 1 tháng 10 năm 1927. Theo ước tính, sau khi hoàn thiện và nâng cấp, sân Michigan đã tiêu tốn tổng cộng 12.9 triệu USD (290 tỷ đồng) để xây dựng. Bernard L. Green là kiến trúc sư đầu tiên chịu trách nhiệm thiết kế công trình ấn tượng này.
Vào năm 2010, để phục vụ cho những trận cầu quy mô hơn, sân Michigan đã được nâng cấp lên 107,601 chỗ ngồi, tổng chi phí cho việc mở rộng là 226 triệu USD (gần 5100 tỷ đồng). Mặc dù chỉ có 107,601 chỗ ngồi nhưng vào ngày 7 tháng 9 năm 2013, sân vận động Michigan đã đón tới 115,101 khán giả vào sân.Đây là sân vận động lớn thứ 2 trên hành tinh tính đến thời điểm hiện tại.
1) Rungrado May Day
Sân vận động lớn nhất thế giới của chúng ta nằm ở Pyongyang, Bình Nhưỡng (Triều Tiên). Khánh thành vào ngày 1 tháng 5 năm 1989, nơi này là một biểu tượng thể thao và là niềm tự hào của người dân Bắc Hàn. Tên sân vận động được đặt theo tên hòn đảo Rungrado.
Nó có sức chứan 150,000 chỗ ngồi nhưngvào hai ngày 28 và 29 tháng 4 năm 1995, trong một sự kiện thể thao “Collision of Korea”, một giải đấu vật lớn chuyên nghiệp lớn nhất trong lịch sử, đã có tới 190,000 khán giả vào sân tham gia cổ vũ.
Ngoài việc là nơi tổ chức các trận thi đấu bóng đá, nơi này còn được chọn làm nơi tổ chức Arirang Festival. Trong một dịp đặc biệt vào năm 2000, sân Rungrado May Day đã vinh dự đón tiếp hai quan chức cấp cao của Mỹ là Ngoại trưởng Madeleine Albright và Tổng thống Bill Clinton ghé thăm.
Bây giờ không xét đến sức chứa nữa, hãy xét về độ độc đáo nhé!
Được xem các trận đấu tại những nơi này thì quá tuyệt vời nhỉ? Hãy chia sẻ bài viết để mọi người cùng chiêm ngưỡng chúng bạn nhé!
Tags:
Bài viết liên quan: