Những sinh vật già nhất thế giới
Vạn vật trên đời đều phải tuân theo một quy luật: có đầu sẽ có cuối, có sinh ắt có tử. Không một ai hay vật thể nào trên đời được sinh ra mà không có ngày phải chết đi. Ấy thế mà, có một số sinh vật trên hành tinh này dường như đã tiệm cận đến cảnh giới bất tử, vượt lên trên cả vòng tuần hoàn của tạo hóa, chúng được xem là những cơ thể sống có thời gian nhiều hơn tất thảy mọi thứ khác trên hành tinh này.
Như để chứng minh trên đời có những vật phi thường như thế còn tồn tại, nữ nhiếp ảnh gia Rachel Sussman đã dành ra gần một thập kỷ để chu du khắp thế giới, chụp những bức ảnh về những sinh vật già nhất hành tinh. Theo cô, bộ ảnh này chính là một phần nỗ lực của nhân loại nhằm tiến đến mục tiêu "bước ra khỏi những quy luật khắc nghiệt của thời gian, khởi đầu cho một cái nhìn xa và rộng hơn về thời gian đồng thời cũng cảnh tỉnh người xem về việc bảo vệ môi trường sống nếu muốn đạt tới giấc mơ trường thọ”. Như cô đã chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với TED vào năm 2010 thì mọi thực thể có mặt trong shoot ảnh dự án này ít nhất đã sống được 2.000 năm tuổi. Điều thú vị là tất cả những bức ảnh đều được chính Sussman chụp lại, cẩn thẩn tự tay ghi lên đó những thông tin cần thiết liên quan đến sinh vật như: tên, ngày chụp, số hiệu, tuổi và vị trí của sinh vật đó.
Và cứ như thế, bài viết sẽ không đi sâu vào tính nghệ thuật và những bài học sâu xa để cảnh tỉnh ý thức con người về sự biến đổi khí hậu mà chúng tôi muốn thông qua bộ ảnh này, giới thiệu đến bạn những sinh vật có sự sống gần như là vĩnh viễn, những sinh vật mà bạn không thể tưởng tượng nổi về thời gian có mặt trên Trái Đất đã hơn 100.000 năm qua hay bét nhất chúng cũng đã sống thọ đến 200 tuổi. Những sinh vật đã “ngăn chặn” thành công Diêm Vương ghé thăm này có làm bạn tò mò không? Nếu có thì hãy kéo xuống và đọc ngay phần nội dung được Lalung.vn gửi đến ngay sau đây nhé.
1) Cây bao báp 2.000 năm tuổi ở Nam Phi
Trong một dịp tình cờ ghé thăm tỉnh Limpopo ở Nam Phi, Sussman cho biết cô đã có cơ hội tiếp xúc với một chuyên gia về cây Baobab và ngay lập tức được biết đến một cây bao báp gần như là già cỗi nhất trong khu vực với niên đại khoảng 2000 năm tuổi, được gọi là Sagole Baobab. Với một thân cây cổ thụ có tuổi đời đã tiệm cận với cảnh giới bất tử như thế này thì thiết nghĩ bản thân nó cũng đã là một vật hữu linh.
Baobab khi già, phần ruột sẽ mềm và rỗng đi. Lợi dụng đặc tính này nên từ xa xưa, người dân bản địa đã biết cách khai thác nguồn gỗ dồi dào từ những cây bao báp vĩ đại để phục vụ cho một vài nhu cầu sử dụng thường nhật, như là làm quầy rượu, nhà tù và thậm chí có người còn nảy ra ý tưởng xây hẳn 1 phòng vệ sinh bên trong thân cây.
2) Cây bạch đàn 13.000 năm tuổi
Hình ảnh các bạn đang thấy là một trong những cá thể bạch đàn hiếm nhất thế giới. Cây bạch đàn đáng tuổi “cụ kỵ” này có mặt trên Trái Đất tính đến nay cũng đã 13,000 năm tuổi và hiện tại nếu có dịp đến New Soutuwales, Úc bạn vẫn có thể làm vài bức ảnh với cụ cây đặc biệt này đấy. Có một điều thú vị về loài cây này là dù được trồng ở khá nhiều ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới song nước Úc xinh đẹp mới chính “quê mẹ” của bạch đàn. Ở Việt Nam, bạch đàn là loại cây thân gỗ quen thuộc và lá của nó thường được sử dụng làm dược liệu chữa bệnh nhưng có vẻ như ít ai ngờ tuổi thọ của nó lại “kinh khủng” đến nhường này, nhỉ?
3) Cây thông Brislecone niên đại 5.000 năm
Danh hiệu quán quân về tuổi thọ trong thế giới thực vật lẽ ra nên được trao cho loài thực vật gần như bất tử này. Theo tính toán của giới khoa học, trong điều kiện sống quen thuộc, nếu như một cây thông Brislecone không bị người ta dòm ngó mà chặt xuống để làm bàn ghế, gường tủ hay bất cứ cái gì đại loại như thế thì thực sự họ cũng không biết khi nào nó mới chịu lìa đời.
Được mệnh danh là thực vật không sinh sản vô tính có niên đại sống lâu nhất mọi thời đại, cây thông vĩ đại trong hình tính đến nay đã tròn 5.067 tuổi, nó sống lâu tới nỗi thậm chí những chiếc lá còn có tuổi đời gấp đôi bạn đấy. Về vị trí của cây thông đặc biệt này luôn được các nhà khoa học giấu kín vì sợ “lâm tặc” đến chặt lén và mang đi mất. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc nơi nó “cắm rễ” thì hiện tại chúng mình cũng chỉ hóng được cụ thông này nằm đầu đó trong dãy núi Trắng ở California nước Mỹ mà thôi.
4) Cỏ biển Posidonia vượt ngưỡng tuổi già với 100.000 năm tuổi
Nếu bạn đã từng nghe nói đến một loài cỏ biển tên là Posidonia thì có lẽ cây thông to bự phía trên cũng chỉ là loại “múa rìu qua mắt thợ”, chẳng đáng để bận tâm. Posidonia (hay còn gọi là cỏ biển khổng lồ) là một loài cỏ vô cùng đặc biệt bởi lẽ bạn chỉ có thể tìm thấy nó tại biển Địa Trung Hải mà thôi. Tên gọi Posidonia của nó cũng là được đặt theo tên của thần biển cả Poseidon trong thần thoại Hy Lạp đấy.
Loài cỏ này còn có một đặc điểm thú vị khác là chúng chỉ sống được ở trong môi trường nước sạch và thường xuất hiện tập trung với số lượng lớn ở độ sâu từ 1–35 m dưới mặt nước. Có lẽ cũng bởi vì sở thích ưa sạch sẽ nên Posidonia còn được các nhà khoa học xem như một loại dụng cụ sống dùng để đo mức độ ô nhiễm nguồn nước. Với tuổi đời đã bước qua con số 100,000 năm, đây chính là loài sinh vật có tuổi thọ cao nhất thế giới.
5) Cây Llareta 3.000 năm ở sa mạc Atacama (Chile)
Loài thực vật lạ lùng với vẻ ngoài không khác gì một đám rêu xanh đang bao trùm lên mấy tảng đá này thực chất là một bụi cây có tên gọi là Llareta. Với hàng nghìn lá nhỏ, dày đặc được bó chặt vào nhau và nằm bên trong các bụi cây, loại thực vật có cùng họ với mùi tây này có thể chịu được vật nặng lên đến cả trăm kí. Nhiều người cho biết họ thậm chí còn đứng được lên những bụi cây này mà chẳng thấy “đám rêu” bị hề hấn gì. Cá thể này được tìm thấy ở sa mạc Atacama, Chile và đã được 3000 năm tuổi. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết chính đặc tính “chậm lớn”, mỗi cây trung bình chỉ lớn thêm ra 1,5cm mỗi năm đã giúp cho Llareta dễ dàng sống đến hàng nghìn năm tuổi.
6) Cây Welwistchia 2.000 năm tuổi
Góp mặt trong danh sách của chúng ta tiếp tục là một là một sinh vật nổi tiếng dẻo dai nhất hành tinh. Hình ảnh trên là loài Welwistchia (còn được gọi là Onyanga, nghĩa là cây hành của sa mạc), một loại cây chỉ được tìm thấy ở một số nơi gần bờ biển Namibia và Angola, nơi mà nó có thể thích nghi một cách hoàn hảo nhờ việc hút ẩm từ đám sương mù từ ngoài biển dạt vào.
Ngoài khả năng chịu khô hạn lên tới 5 năm trong sa mạc nóng cháy, Welwistchia còn được giới khoa học mệnh danh là “hóa thạch sống” do bản thân nó là thực vật hạt trần cổ xưa nhất còn sót lại trên Trái đất. Loài cây này chỉ có duy nhất 2 lá, có vị ngọt và có thể vươn xa tới 2m. Do lá của Welwistchia không bao giờ rụng thế nên qua thời gian chúng bị điều kiện khí hậu sa mạc xé toạc ra thành nhiều dải nhỏ như các bạn thấy trên hình. Đây cũng chính là đặc điểm khác biệt của loài cây có lá dài nhất này trong thế giới thực vật.
7) Quần thể thông Huon 10.500 năm tuổi
Quần thể thông Huon được Sussman chụp lại trên núi Read, Tasmania. Tính đến nay, quần thể này được xác định là có niên đại hơn 10,500 năm tuổi thế nên chẳng có gì khó hiểu khi nó có mặt trong danh sách những sinh vật sống lâu nhất thế giới phải không nào. Như bạn thấy trong hình thì những cây thông này tuy có phần hơi xơ xác, dặt dẹo do bị thiêu gần chết sau một trận hỏa hoạn nhưng trên thực tế, nếu để ý kỹ thì bạn vẫn có thấy phát hiện ra một số ít cá thể còn sống.
Không chỉ là một trong số những loài thực vật có thời gian sống lâu đời nhất thế giới mà Houn còn là một loại gỗ tuyệt phẩm với màu vàng rực, mùi thơm rất đặc trưng và chất gỗ mềm rất dễ xử lý. Gỗ Houn rất được ưa chuộng và là vật liệu làm đồ nội thất số 1 trên thế giới.
8) Rêu đá 5.500 tuổi ở đảo Elephant (Nam Cực)
Và đây là điều thú vị nhất khi nói về sự sống ở những môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh. Cụ thể là loài rêu có sức sống bền bỉ nhất mà chúng ta từng được nghe nói đến. Nó có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất, thậm chí còn sinh sôi phát triển ở những vùng đất chết, nơi con người chẳng thể nào sinh sống lâu dài. Trong hình là một dải rêu có tuổi thọ ước chừng đã 5500 năm được tìm thấy trên đảo Elephant, Nam Cực, nơi mà cách đây 100 năm đoàn thám hiểm Shackleton đã phải quay về.
Có một điều mà chúng mình tin chắc rằng các bạn cũng đang thắc mắc là loài rêu này tồn tại kiểu gì tại một nơi có khí hậu khắc nghiệt, địa chất cằn cỗi như Nam Cực? Lalung.vn xin được phép bật mí luôn nhé. Trên thực tế thì hàng nghìn năm qua, loài rêu này đã hút lấy nguồn dưỡng chất từ phân của chim cánh cụt để tồn tại và phát triển. Chim lấy rêu làm chỗ ủ ấm còn rêu thì coi chim như một “nhà phân phối” thức ăn. Đây đích thực là một bộ đôi hoàn hảo rồi còn gì.
9) Stromatolite, thực thể sống già cỗi nhất thế giới
Nếu so sánh về tuổi thọ thì có lẽ không loài sinh vật nào có thể sánh bằng Stromatolite, một loại vi sinh vật sống trên đá trầm tích. Được mệnh danh là thực thể sống cổ xưa nhất vẫn còn tồn tại đến ngày nay, đây cũng là loài sinh vật sống khởi mào sự sống trên Trái Đất với thời gian xuất hiện theo các nhà khoa học là khoảng 3,5 tỷ năm vể trước. Những cá thể này được tìm thấy ở miền Tây nước Úc và những cá thể trong hình hiện đã sống tới 2000-3000 năm tuổi.
Từ dưới đáy đại dương, các lớp vi sinh vật bắt đầu trồi lên, tác động và bám lên các tảng đá Stromatolite (có nguồn gốc sinh vật) và tiết ra lớp chất nhầy cùng những sợi tơ để đón lấy thức ăn là các hạt cặn trôi ngang qua nó. Theo thời gian, chính lớp nhầy này cùng với số lượng vi sinh vật được tích tụ ngày càng nhiều sẽ hình thành và tách ra thành những khối riêng biệt liên tục cao dần theo năm tháng. Đó cũng chính là cách mà sinh vật cổ nhất hành tinh vượt lên khỏi mặt nước để lần đầu tiên được hít thở bầu không khí trong lành và mở ra một thế giới mới sau này.
10) Cây vân sam Na Uy 9.550 tuổi
Nhìn vào hình ảnh khẳng khiu này có lẽ ít ai ngờ cái cây này đã sống tới 9.550 tuổi. Cây vân sam Gran Picea này cũng là cá thể duy nhất còn lại nơi tìm ra nó - Fulufjället, Thụy Điển. Theo các nhà sinh học thì trước đây, nơi này là một khu rừng được phủ kín bởi hàng nghìn những cây vân sam tương tự nhưng qua thời gian, chính sự biến đổi khí hậu đã khiến thảm thực vật ở đây và đặc biệt là loài thực vật này bị tàn phá và giảm sụt một cách nghiêm trọng về số lượng.
11) Cây bụi Mojave Yucca 12.000 năm
Và đây là một loài thực vật gần như xứng đáng với hai từ “bản địa” đối với vùng đất miền tây Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là nếu bạn có dịp đi đến đây thì chắc chắn bụi Mojave Yucca sẽ là một hình ảnh không thể quen thuộc hơn. Quần thể cây bụi Mojave Yucca trong ảnh tính đến này đã đón sinh nhật tới 12.000 lần và thậm chí chúng còn đang có dấu hiệu mở rộng hơn theo vòng tròn với những cá thể nhỏ mọc ở ngoài rìa. Theo các nhà khoa học, chính đặc điểm “tái sinh liên tục” trên cùng một bộ rễ, những cá thể khi già héo đi thì ngay lập tức một mầm cây mới khác sẽ lấp chỗ là nguyên nhân khiến bụi Mojave Yucca sẽ còn lâu lắm mới phải đi gặp Thần Chết.
Bất chấp vẻ ngoài gai góc và có phần hung dữ của mình, những bụi Mojave Yucca, cụ thể là quả của loài cây này có thể ăn được, thậm chí mùi vị còn khá ổn. Không chi vậy, nhiều bộ phận của nó như rễ cây từ hàng nghìn năm qua còn được người dân tận dụng để làm xà phòng, bện dây thừng, dệt thành vải hay làm thuốc chữa bệnh nữa đấy.
Ngoài những sinh vật già nhất thế giới này, vẫn còn một số khác sống khá lâu:
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, bạn đã từng thấy một trong số những sinh vật này chưa? Hãy thích và chia sẻ nếu thấy thú vị.
Bài viết liên quan: