Nô-en: những món đồ chơi Giáng Sinh được ưa chuộng nhất trong 40 năm qua
Một mùa Noel nữa lại về. Những ngày này, bên cạnh những vật dụng trang trí bắt mắt thì những món quà tặng Giáng Sinh luôn thu hút sự quan tâm mua sắm của khách hàng. Và để đáp ứng nhu cầu của hàng triệu người tiêu dùng, ở ngay các góc phố, các doanh nghiệp đã và đang gấp rút chuẩn bị một số lượng hàng đủ lớn để phát động một mùa mua sắm lớn nhất trong năm. Trong số này, đồ chơi và thiết bị điện tử chính là những mặt hàng được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn cả.
Theo các nhà nghiên cứu thị trường thuộc Tập đoàn NPD, ngành công nghiệp đồ chơi Mỹ hiện đang trải qua những biến động doanh số bán hàng theo chiều hướng gia tăng. Chỉ riêng doanh số trong năm 2016 đã đã tăng lên 5%, chính thức giúp ngành công nghiệp này đạt tới mốc kỷ lục 20 tỷ USD.
Noel là mùa ăn nên làm ra của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi mùa mua sắm vào dịp lễ Giáng Sinh đều xuất hiện những "người chiến thắng" và "kẻ thua cuộc" cả về doanh thu lẫn lượng hàng hóa bán ra. Để trở thành người thắng cuộc, khả năng nắm bắt xu hướng thị trường là yếu tố quyết định, và thật thú vị làm sao khi đồ chơi lại là món hàng có xu hướng thay đổi rất nhiều từ nhiều thập niên qua, cả về giá lẫn chủng loại.
Những xu hướng và sản phẩm nào “hot” nhất thị trường đồ chơi Giáng Sinh trong 40 năm qua, trước tiên, chúng tôi xin mời quý vị ghé thăm gian hàng vào năm 1977 và bạn sẽ nhanh chóng tìm thấy sự khác biệt.
Dưới đây là danh sách những món đồ chơi Giáng Sinh phổ biến và được ưa chuộng nhất qua mỗi năm được liệt kê từ năm 1977 đến nay, theo tổng hợp từ nhiều nguồn tin đáng tin cậy.
1) Mô hình động Star Wars (1977)
Phần đầu tiên trong loạt phim Star Wars công chiếu vào năm 1977, trở thành hiện tượng trong nền văn hóa đại chúng toàn thế giới đã khiến doanh thu của ngành công nghiệp đồ chơi chưa bao giờ “bay xa” hơn thế. Sau thành công của bộ phim, các nhà sản xuất đồ chơi đã cho ra mắt loại đồ chơi mới được thiết kế dựa trên cảm hứng của các nhân vật trong phim. Hàng triệu cậu bé mê mẩn, ngay cả người lớn cả ước ao được sở hữu một bộ mô hình cho riêng mình khiến các công ty sản xuất luôn trong tình trạng hết hàng.
Ở thời điểm thịnh hành nhất, một bộ đồ chơi mô hình động Star Wars được bán ra chỉ có 4 nhân vật. Đây được xem là một chiến lược khôn ngoan của nhà sản xuất để kích cầu, khiến khách hàng mong muốn sở hữu trọn bộ hoặc săn cho được mô hình nhân vật mình yêu thích sẵn sàng bỏ tiền túi cho những lần tiếp theo khi những lô hàng mới lên kệ.
Vào dịp Giáng Sinh năm 1977, một bộ mô hình động nhân vật Star Wars có giá bán 9,99 USD (khoảng 225 nghìn VNĐ), nếu chưa kể đến những bộ hiếm “mix-and-match” trị giá hàng trăm đô la được các tay sưu tập giao dịch ngoài luồng. Được biết, trong giai đoạn giữa những năm 1977-1985, với mẫu đồ chơi này, hãng sản xuất đồ chơi Kenner đã bán được tới hơn 300 triệu bản.
2) Simon
@twitchery/ Flickr
Ra mắt lần đầu tiên tại một cuộc triển lãm thương mại Mỹ vào năm 1976 để rồi chỉ 2 năm sau, Simon trở thành món đồ chơi trong mơ của nhiều thế hệ trẻ nhỏ. Nhiều người cho biết, thậm chí dù đã trưởng thành, lập gia đình và có con nhưng họ vẫn rất thích “chơi tranh” Simon với tụi nhỏ vào mỗi dịp rảnh rỗi. Điều này cho thấy sức hấp dẫn khó cưỡng lại của Simon mỗi khi nút khởi động gạt qua chế độ “ON”.
Trên thực tế, bản thân món đồ chơi điện tử này là một phiên bản công nghệ cao của “Simon Says” – một trò chơi rèn luyện khả năng ghi nhớ và phản xạ của trẻ em. Tương tự cách chơi của phiên bản gốc, người chơi Simon sẽ phải nhấn vào tất cả 4 phím màu khác nhau gồm: vàng, xanh lá, xanh dương và đỏ đúng theo thứ tự đèn nhấp sáng kèm theo tiếng nhạc “tít tè” được máy phát lên trước đó. Nhiều ý kiến thậm chí còn khẳng định rằng, Simon chính là tiền thân của máy console ngày nay.
Vào thời điểm đó, Simon là món quà Giáng Sinh không phải ai cũng mua được. Theo đó, giá bán mỗi sản phẩm “trong mơ” này dao động trong khoảng 24,99 USD, tương đương 91 USD (560 nghìn và gần 2,1 triệu VNĐ) ngày nay.
3) Atari VCS (1979)
Ra mắt đầu tiên vào tháng 9/1977, Atari VCS (sau này được đổi tên là Atari 2006) có lẽ là một trong số ít những món quà Giáng Sinh để đi vào “huyền thoại”. Tên tuổi của trò chơi này đã đi cùng năm tháng với không biết bao nhiều thế hệ cô cậu nhóc thời thơ bé và thậm chí đến ngày nay, chúng ta vẫn còn bắt gặp đâu đó trong những quán game cũ là những góc giải trí với những đầu game sử dụng cần điều kiển, gắn băng từ chứa đầy hoài niệm.
Có thể thấy, dù không phải là máy chơi game gia đình đầu tiên xuất hiện trên thị trường nhưng Atari VCS luôn là cái tên được đánh giá là một trong những sản phẩm giải trí đáng mua nhất mọi thời đại với giá bán 199 USD, tương đương 640 USD ngày nay (khoảng 450 nghìn đồng và gần 1,5 triệu VNĐ).
Cuối cùng, sau hai năm trên kệ, Atari trải qua kỳ nghỉ lễ thành công nhất của mình. Năm 1979, đã có hơn 1 triệu sản phẩm được bán ra.
4) Khối Rubik (1981)
Được đánh giá là món đồ chơi không bao giờ lỗi thời, Rubik là phát minh của một giáo sư kiến trúc người Hungary vào năm 1973. Những khối Rubik đầy màu sắc lần đầu tiên xuất hiện trên các kệ hàng sau khi ý tưởng này được cấp bằng sáng chế tại Hội chợ đồ chơi Nuremberg năm 1979.
Năm 1980, tức chỉ 1 năm sau lần xuất hiện đầu tiên, Rubik nhanh chóng tạo ra một cơn địa chấn trong ngành công nghiệp đồ chơi, trở thành món hàng được săn lùng nhiều nhất trong mùa mua sắm lễ Giáng Sinh. Cho đến nay, dù đã trải qua 40 năm sản xuất và kinh doanh nhưng những khối Rubik vẫn trở thành lựa chọn không thể thay thế trong tâm trí của nhiều người. Theo ước tính, đã có hơn 350 triệu khối Rubik được bán ra trên toàn cầu khiến nó trở thành một trong những sản phẩm bán chạy nhất mọi thời đại.
Thêm một thông tin ngoài lề thú vị về khối Rubik: Một con robot của Đức đã giải thành công một khối Rubik phức tạp chỉ trong 0,637 giây. Thật khó tin vào những gì là trí thông minh nhân tạo có thể làm được phải không nào!
5) Mô hình tàu hỏa Lego (1980)
Thiết kế theo chủ đề tàu lửa, đường ray có thể chuyển động này ra mắt đã thực sự tạo nên một kỷ nguyên mới cho Lego trong ngành công nghiệp đồ chơi. Mô hình tàu lửa lắp rắp cùng đường ray Lego đã là lựa chọn rất được ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Noel vào năm 1981.
Sự thành công của món đồ chơi này chủ yếu xuất phát từ việc nhà sản xuất đồ chơi Đan Mạch đã biết lắng nghe và tiếp thu thị hiếu của người tiêu dùng từ đó cho ra đời nhiều hơn những mô hình có thiết kế, mẫu mã phức tạp và cuốn hút hơn như Star Wars năm 1977.
Ngày nay, để sở hữu món đồ chơi xếp hình tàu hỏa thế hệ thứ hai, những người yêu Lego phải bỏ ra hàng trăm đô la Mỹ cho mỗi một viên gạch nhỏ xíu đầy màu sắc. Đắt đỏ là vậy nhưng không phải lúc nào cũng có sẵn hàng mà mua đầu các bác ạ!
6) Xe đạp BMX (1981)
Năm 1982, trẻ em bắt đầu có những sở thích khác lạ, cụ thể là mạo hiểm hơn về nhu cầu mua sắm đồ chơi vào những dịp lễ lớn trong năm. Không còn quá an toàn, ngồi nhà nhìn gắm những đoàn tàu Lego lăn bánh trên đường ray nhựa, những đứa trẻ bắt đầu hướng sự chú ý của chúng vào một trò chơi khác, mạo hiểm và cuốn hút hơn đó là BMX và môn thể thao mạo hiểm gắn liền với chiếc xe đạp thể thao ống đồng này.
Trào lưu BMX lan rộng và bùng nổ đến nỗi năm 1984, một nghiên cứu khoa học đã gọi thú chơi BMX và những ca chấn thương nặng khi tập luyện bộ môn mạo hiểm này là một "bệnh dịch". Để hạn chế tình trạng giới trẻ giành quá nhiều thời gian cho BMX, cánh báo chí truyền thông đã không tiếc lời đưa ra những bằng chứng làm bùng lo những lo ngại không tốt về món đồ chơi này, khuyến cáo phụ huynh chỉ nên mua cho trẻ đủ tuổi cũng như có đủ khả năng xử lý trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, tất cả những nỗ lực trên cũng không thể ngăn cản các tay đua mạo hiểm, thích chinh phục và phần lớn giới trẻ ưa cảm giác mạnh.
Kết quả là trong mùa mua sắm Giáng Sinh năm 1982, nhà sản xuất xe đạp BMX đã phải hoạt động hết công suất mới có thể cung ứng kịp nguồn hàng cho thị trường.
Ngày nay, xe đạp thể thao Mongoose sản xuất năm 1982 vẫn nằm trong top những mặt hàng được ưa chuộng nhất của dân mê xe đạp địa hình. Hiện tại, một em BMX chính hãng trên eBay đang được rao bán với mức giá khá “dễ chịu” dao động trong khoảng vài nghìn đô la.
7) Búp bê Cabbage Patch Kids (1983)
Mọi sự bắt đầu từ khi tạp chí TIME gọi mùa mua sắm dịp lễ Giáng Sinh năm 1983 là năm của những con “búp bê cải bắp”. Vào thời điểm đó, người tiêu dùng đã làm mọi thứ để sở hữu những con búp bê mặt dưa đáng yêu này, ngay cả khi điều này có thể sẽ khiến họ phải đối mặt với những lời triệu tập của tòa vì tội hành hung người khác. Đầu mùa giáng sinh năm 1983, hàng nghìn người tập trung trước các cửa hàng đồ chơi chen lấn, la hét thậm chí sẵn sàng ẩu đả nhau chỉ vì món đồ chơi của hãng Colleco.
Rõ ràng là các cửa hàng đã đánh giá thấp nhu cầu của người dùng về món đồ chơi này. Ngay cả trong dịp nghỉ lễ lớn nhất trong năm là Giáng Sinh và năm mới, mỗi đơn vị kinh doanh đồ chơi trên đất Mỹ chỉ có thể bán ra khoảng 200-500 con búp bê một lần. Điều này đã dẫn đến tình trạng không mấy đẹp mắt lắm dọc suốt con đường đoàn người xếp hàng chờ mua Cabbage Patch Kids.
May mắn cho Colleco, nhà sản xuất Cabbage Patch Kids vào thời điểm đó, cơn sốt này lại mang về cho công ty cả đống tiền. Theo ước tính, vào mùa mua sắm Giáng Sinh năm 1985, nhà sản xuất đồ chơi đã thu về được doanh thu 600 triệu USD và cha đẻ của chúng - Xavier Roberts nghiễm nhiên trở thành triệu phú nhờ những con búp bê cải bắp mặt bầu hết sức đáng yêu.
8) Mô hình đồ chơi robot lắp ráp Transformers (1984)
Năm 1984, công ty sản xuất đồ chơi Hasbro và Marvel đã quyết định hợp tác cho ra mắt dòng sản phẩm mới lấy cảm hứng từ nhân vật "người máy biến hình" phổ biến của Nhật Bản. Ý tưởng kinh doanh này đã mở ra một thời kì hoàng kim cho các chương trình truyền hình và những bộ phim bom tấn bạc tỷ tập trung khai thác về nhân vật này.
Vào thời điểm phát hành thế hệ nguyên bản, Hasbro đã cung cấp cho người tiêu dùng một loạt các lựa chọn và phụ kiện cho Transformers, bao gồm cả phiên bản tích hợp máy cassette. Thành công của món đồ chơi này nhanh chóng thu hút sự chú ý của các công ty như Lego và Kenner, họ ngỏ lời muốn hợp tác nhà sản xuất để phát triển thêm những sản phẩm có thiết kế ấn tượng hơn.
Hầu hết dòng sản phẩm này lên kệ với giá bán dao động từ 9,94-20,99 USD (khoảng 225-472 nghìn VNĐ), tương đương 23-49 USD (khoảng 520 nghìn đến 1,1 triệu VNĐ) ngày nay. Riêng những phiên bản bản đặc biệt chưa khui hộp có giá bán cao gấp nhiều lần, có thể đội lên đến 600 USD (gần 1,4 triệu VNĐ). Không tệ cho một món đồ chơi dành cho trẻ!
9) Máy điện tử Nintendo NES
Không giống như phiên bản đầu tiên, Atari phát hành vào năm 1979, Nintendo đã có một năm thành công rực rỡ, phá vỡ mọi kỷ lục và làm hồi sinh ngành công nghiệp trò chơi điện tử còn non trẻ NES lần đầu tiên ra mắt năm 1985.
Chỉ vài tháng sau đó, máy chơi game cầm tay này nhanh chóng trở thành lựa chọn “hot” nhất trong vô số các món đồ chơi khác trong mùa mua sắm dịp lễ. Nhiều tựa game thú vị, cuốn hút và không kén người chơi ở mọi lứa tuổi được cho nguyên nhân khiến Nintendo gặt hái về thành công rực rỡ với hàng trăm triệu USD doanh thu. Đây cũng là thời điểm bình minh của các tựa game huyền thoại như Duck Hunt, Pinball và nhất là Super Mario Bros.
10) Súng laser (1986)
Là một sản phẩm được tạo ra bởi công ty World of Wonder vào năm 1986, súng Lazer là một trong số hiếm những món đồ chơi rất được ưa chuộng vào những thập niên 1980s.
Vào năm 1986, bộ trò chơi đánh trận giả bao gồm súng lazer và áo giáp, nón bảo hiểm đã được giới thiệu trong một bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em công chiếu trên kênh với tên gọi Lazer Tag Academy. Ngập lập tức, súng lazer trở thành một món đồ chơi được nhà nhà người người săn lùng vào dịp mua sắm cuối năm đó.
Tuy nhiên, thời hoàng kim của món đồ chơi này lại không thể kéo dài được lâu. Đỉnh điểm là khi một sự cố đáng tiếc xảy ra khi một thiếu niên ở California bị cảnh sát bắn vì tưởng nhầm khẩu súng đồ chơi Lazer Tag trên tay cậu bé là súng thật. Vụ tai nạn được đưa lên mặt báo, phụ huynh bắt đầu lo ngại về sự an toàn của con em mình và không lâu sau đó, người ta chứng kiến doanh thu súng lazer sụt giảm nhanh chóng và gần như biến mất khỏi ngành công nghiệp trò chơi trong suốt nhiều năm sau đó.
Thông tin cho mấy chế có ý định “ôn lại kỷ niệm xưa” đó là vào Appstore, gõ vào ô tìm kiếm từ khóa “Lazer Tag”, chọn game của nhà phát hành Hasbro để trải nghiệm tựa game này nhé.
11) Trò chơi rút gỗ Jenga (1987)
Năm 1987, thị trường đồ chơi bất ngờ quay lại với những món đồ chơi cơ bản sau thành công của hàng loạt những sản phẩm trò chơi điện tử ra mắt trước đó như Ataris và Nintendos. Sau thời gian chán chê với những tay cầm điện tử, những khối gỗ Jenga đơn giản nhưng đầy thú vị bắt đầu lôi cuốn ngày càng nhiều sự chú ý từ phía người dùng.
Kể từ lần bùng nổ vào những năm 1980, gần đây, trò chơi này đã được phát triển, cải tiến bổ sung thêm nhiều biến thể mới như Jenga XXL và Jenga Giant, có khối lượng lớn hơn với mỗi tháp gỗ khi được xây lên có thể cao từ 1.53m đến 2.4m.
Kể từ khi được Milton Bradley phát hành vào năm 1987, trò chơi rút gỗ Jenga đã bán được 80 triệu sản phẩm trên khắp thế giới, tương đương với khoảng 4,3 tỷ khối gỗ đã được khách hàng “tẩu tán”.
12) Mô hình động cầu thủ Starting Lineup (1988)
Bùng nổ trong năm 1988, đây chắc chắn là món đồ chơi gợi nhớ tuổi thơ của nhiều người. Vào thời đó, hàng triệu cậu bé đã vào vai các nhà quản lý MLB, cố gắng sưu tập cho đủ bộ các mô hình Starting Line có các cầu thủ yêu thích để tạo ra những đội bóng trong mơ của mình. Tạo hình các nhân vật trong Starting Line được thiết kế giống với các cầu thủ bóng chày nổi tiếng ngoài đời thực.
Kenner, nhà sản xuất trò chơi vô cùng “hot” đã rất biết cách tăng doanh số bán hàng khi liên tục sản xuất bổ sung các món phụ kiện dành riêng cho mỗi loại hình nhân cầu thủ, mỗi món như vậy được bán với giá khoảng 5 USD. Kế hoạch tiếp thị thông minh này đã giúp Starting Lineup trở thành một trong những loại đồ chơi phổ biến nhất vào cuối những năm 80.
13) Game Boy (1989)
Vào mùa hè năm 1989, Nintendo một lần nữa “oanh tạc” thị trường trò chơi Bắc Mỹ khi cho lên kệ một trong những món đồ chơi được đánh giá bán chạy nhất mọi thời đại - Game Boy.
Được mệnh danh là "máy chơi game cầm tay đầu tiên thuộc dòng Game boy", nhà sản xuất trò chơi video Nhật Bản có một kế hoạch kinh doanh tuyệt vời “1 mũi tên bắn 2 con chim” đó là cùng lúc giải quyết được hai vế khó trong bài toán lớn của ngành công nghiệp trò chơi lúc bấy giờ đó là: giá thành phải chăng và tính di động.
Có thể thấy, Game Boy tiện dụng rẻ hơn hẳn với “người tiền nhiệm” NES. Với thiết kế nhỏ gọn, dễ mang theo trong túi xách hoặc ba lô, Game boy bỗng chốc được ưa chuộng, trở thành một trong những trò chơi phổ biến nhất trong lịch sử.
Kể từ khi được phát hành, từ năm 1989 đến năm 2010, ước tính đã có hơn 200 triệu máy Game boy được bán ra trên toàn thế giới.
14) Mô hình đồ chơi Ninja Rùa Teenage Mutant Ninja Turtles (1990)
Không chỉ làm mưa làm gió trên truyền hình và màn ảnh rộng, Ninja Rùa – cái tên đã trở thành ký ức gắn liền với tuổi thơ của nhiều người còn tiếp tục lấn sang sang thị trường trò chơi và gặt hái nhiều thành công ngoài sức mong đợi. Bằng chứng là đồ chơi Teenage Mutant Ninja Turtles (TMNT) chưa bao giờ hạ nhiệt suốt hơn 35 năm nay. Kể từ khi Mirage xuất bản tập truyện tranh TMNT đầu tiên vào những năm 1980, huyền thoại Ninja Rùa không chỉ trở thành câu nói tại nhiều nhà mà nó còn rất thành công khi “đổ bộ” sang lĩnh vực truyền hình, điện ảnh và cả trò chơi. Tính đến nay, Ninja Rùa đã có 5 phiên bản truyền hình, 5 phim điện ảnh và vô số các phiên bản đồ chơi được phát hành trên toàn cầu.
Đầu những năm 90, những chú Rùa siêu đẳng xuất hiện khắp mọi nơi, tất cả những cửa hàng đồ chơi, trang trí lưu niệm đều chất lên đầy lên kệ bán hàng những bộ TMNT có sẵn vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng.
Lễ Giáng Sinh năm 1990, người hâm mộ TMNT có thêm nhiều lựa chọn đi kèm khi mua một sản phẩm TMNT bao gồm 26 mẫu mô hình khác nhau. Trong số đó, mô hình được săn lùng nhiều nhất là những nhân vật như Panda Khan, Fugitoid và Scumbug.
15) Máy trò chơi điện tử giả lập SNES (1991)
Sau NES, SNES (Super Nintendo Entertainment System) là hệ máy chơi game thành công nhất của Nintendo. Đây cũng là trò chơi bán chạy nhất ngay sau khi phát hành năm 1991 ở thị trường Bắc Mỹ.
Vào thời điểm đó, giá bán lẻ của một sản phẩm máy chơi game cầm tay SNES rơi vào khoảng 199 USD (khoảng 4,5 triệu VNĐ), tức khoảng 350 USD hiện nay (gần 7,9 triệu VNĐ), đắt hơn 90 USD (khoảng 2 triệu VNĐ) so với sản phẩm NES ra mắt vài năm trước đó.
Tin hay không tùy bạn nhưng sự thành công của hệ máy chơi game cổ điển này đến nay vẫn không hề giảm xuống, thậm chí nó còn lọt top một trong những sản phẩm bán chạy nhất trên trang bán hàng của các nhà bán lẻ lớn như Best Buy. Năm 2017, đã có hàng loạt máy SNES được bán ra trong mùa mua sắm đại hạ giá vừa qua.
16) Nhà búp bê Barbie Fold ‘N Fun Dream House (1992)
Năm 1992 có vẻ là thời điểm bùng nổ về nhu cầu đồ chơi giành cho bé gái. Trong số đó, nhà búp bê Barbie Dream House phải là là mặt hàng vô cùng “hot” vào thời điểm bấy giờ. Ngay từ đầu mùa đông 1992, nhiều cửa hàng đã phải treo biển “hết hàng” trước khi người tiêu dùng tìm đến mua sắm.
Mặc dù Dream Houses và Barbie là hai nhãn hiệu đồ chơi đã xuất hiện trên thị trường từ năm 1959 nhưng việc kinh doanh phát lên đến độ rực rỡ nhất có lẽ phải kể đến khi Barbie Fold ‘N Fun Dream House chính thức lên kệ. Chẳng những được hàng triệu đứa trẻ yêu thích vì nó quá thực, đầy đủ phụ kiện, chi tiết không khác gì những ngôi nhà bên ngoài mà còn rất được lòng các bậc phụ huynh. Họ rất thích mua sản phẩm này về cho con cái họ chơi đơn giản chỉ vì nó nhẹ, dễ vệ sinh và nhỏ gọn hơn các phiên bản trước.
Mới năm ngoái đây, những người yêu búp bê Barbie đã có dịp chiêm ngưỡng Dream Houses phiên bản đời thực tại một sự kiện họp mặt kỷ niệm ở Sunrise, Florida (Mỹ).
17) Máy ghi âm Talkboy (1993)
Thiết bị cầm tay điện tử này thực sự là một điển hình khi bàn tới ảnh hưởng của phim ảnh đến thị trường đồ chơi. Talkboy đã trở thành một món hàng được ưa chuộng khi xuất hiện trong bộ phim bom tấn vào năm 1992: “Ở nhà một mình 2: Lạc ở New York”.
Nếu đã từng là fan của loạt phim đình đám này chắc hẳn nhiều bạn sẽ khó mà quên những lúc cậu bé Kevin đã sử dụng máy ghi âm này đã chơi khăm và hạ những tên cướp ngớ ngẩn ra sao.
Hào quang quá lớn từ bộ phim khiến nhà sản xuất đồ chơi Tiger lập tức nảy ra ý tưởng kinh doanh máy ghi âm Talkboy và đưa ra thị trường. Một năm sau, hãng đồ chơi này tiếp tục cho ra mắt nhiều phiên bản đột phá để làm phong phú và tăng sức cuốn hút cho “con gà đẻ trứng vàng” của họ. Những phiên bản sau của Talkboy đời đầu bao gồm một máy ghi âm Talkgirl màu hồng dành cho bé gái và một phiên bản bỏ túi Talkboy Jr với thiết kế nhỏ gọn hơn.
18) Mô hình Power Rangers (1994)
Tương tự Transformers, nhân vật Power Rangers (5 anh em siêu nhân) là hình tượng được phát minh ra và trở nên phổ biến đầu tiên tại Nhật Bản. Nhận thấy cơ hội kinh doanh là đây, một hãng sản xuất đồ “ông lớn” trong lĩnh vực giải trí truyền thông Mỹ đã thuyết phục các nhà làm phim Nhật Bản cho phép mang các nhân vật này về Mỹ chỉ không lâu sau khi tập phim về “5 anh em siêu nhân” lần đầu tiên được công chiếu ở châu Á.
Tương tự như các bộ phim hành động và chương trình truyền hình dành cho trẻ em ăn khách khác, người hâm mộ đã bỏ ra khá khá tiền để sưu tập các loại hàng hóa, đặc biệt là đồ chơi sản xuất dựa trên tạo hình nhân vật, đáng chú ý nhất phải kể đến mô hình Power Rangers. Trở lại năm 1994, mỗi một món mô hình siêu nhân này được bán với giá khoảng 16 USD (gần 400 nghìn VNĐ). Đây rõ ràng là một lựa chọn kinh tế hơn khá nhiều với các bậc phụ huynh so với những năm mà Nintendo hay Atari thống trị thị trường đồ chơi.
19) Thú nhồi hạt nhựa Beanie Babies (1995)
Có thể bạn không tin nhưng vào năm 1995, trẻ em nước Mỹ và nhiều nơi chỉ nói với bạn đúng hai từ mỗi khi bạn hỏi chúng tặng quà gì. Vâng! Đó chính là Beanie Babies.
Những con thú nhồi bông độc đáo được Ty Inc giới thiệu đầu tiên vào năm 1991. Tuy nhiên, đứng trước vô số những lựa chọn khác, doanh thu của Beanie Babies có sự khởi đầu không mấy triển vọng trước khi chúng bắt đầu nhận được sự chú ý của người dùng kể từ năm 1990.
Sự thành công bất ngờ của Beanie Babies đến từ các chiến lược quảng bá và bán hàng khôn ngoan của Ty Warner - ông chủ Ty Inc. Để kích cầu, Warner bất ngờ thông báo sẽ cung cấp một số lượng sản phẩm nhất định giới hạn ở tất cả các cửa hàng. Điều này khiến người hâm mộ Beanie Babies từ khắp nơi đổ về tìm mua cho bằng cho những mẫu thú bông mà họ chưa có trong bộ sưu tập của mình, đẩy doanh số của món đồ chơi này tăng cao đến mức kỷ lục chưa từng có.
20) Đồ chơi nhồi bông Tickle Me Elmo (1996)
Có lẽ chính Tyco Preschool, nhà sản xuất loại đồ chơi nhồi bông Tickle Me Elmo cũng không ngờ sản phẩm của mình lại được yêu thích khủng khiếp đến vậy. Sự xuất hiện của Tickle Me Elmo vào năm 1996 đã gây ra những cản tượng hỗn loạn tại các trung tắm mua sắm vào kỳ nghỉ lễ mùa đông. Tickle Me Elmo đồ chơi dựa trên nhân vật Elmo trong chương trình truyền hình Sesame Street.
Tickle Me Elmos ở thị trường Bắc Mỹ đột nhiên bán hết veo chỉ trong mấy ngày đầu kỳ mua sắm Black Friday, khiến sản phẩm đồ chơi này lên cơn sốt trên thị trường. Kết quả là hàng nghìn đứa trẻ không thể mua nổi một con Elmo để kịp chơi Noel dù ba mẹ chúng có thừa tiền. Nhiều người buộc phải tìm mua ở ngoài với giá bán cắt cổ, có thời điểm lên tới 7.100 USD/sản phẩm (khoảng 160 triệu VNĐ). Một cái giá khó tin để sở hữu một sản phẩm thú nhồi bông thông thường.
21) Máy nuôi thú ảo Tamagotchi (1997)
Nằm trong top những món đồ chơi gây hoài niệm của bất kỳ cô cậu bé từng trải qua tuổi thơ huy hoàng thời thập niên 1990, Tamagotchi – máy nuôi thú ảo được đánh giá là “đồ chơi mơ ước” của nhiều thế hệ trẻ em.
Ngay từ khi lên kệ thị trường Mỹ, với lợi thế kích thước nhỏ gọn lại tích hợp nhiều tựa game thú vị không kém gì máy Game Boy, Tamagotchi lập tức tạo nên một cơn sốt trong giới trẻ.
Vào thời điểm đó, đâu đâu trên đường bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cô cậu học sinh dán mắt vào một thiết bị nhỏ xíu, chăm chỉ cho "thú ảo" của mình ăn uống, đi ngủ, tắm rửa và thậm chí còn phải dọn chất thải mỗi ngày để ẻm mau lên level.
Tính từ năm 1996 đến năm 2010, đã có 76.000.000 máy Tamagotchi bán ra trên toàn thế giới. Một thành công lớn mà không phải hãng sản xuất đồ chơi nào cũng làm được kể cả trong thời buổi hiện đại ngày nay.
Nhân đây, LaLung.vn muốn bật mí cho bạn thêm một fun fact về món đồ chơi thú vị này: Năm 1997, máy nuôi thú ảo Tamagotchi đã mang về cho nhà phát minh Aki Maita giải Nobel danh giá về lĩnh vực Kinh tế.
22) Thú cưng điện tử Furby (1998)
Được đánh giá sản phẩm tiên phong mở đường cho vô số những loại robot đồ chơi được sản xuất sau nay, Furby vào năm 1998 thực sự đã tạo ra một trào lưu nuôi thú điện tử và được giới trẻ thế giới săn lùng.
Chỉ riêng năm 1998, đã có hơn 1,8 triệu bé Furby được bán ra với mức giá bán lẻ không hề “dễ chịu”. Trong một cuộc đấu giá, một fan hâm mộ Furby đã bỏ ra số tiền lên tới 300 USD (gần 7 triệu VNĐ) chỉ để sở hữu 1 bé Furby yêu thích.
Có tin bạn không tin nhưng Furby là dòng sản phẩm robot được lập trình để có thể nghe hiểu và nói được 24 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.
23) Thẻ hình Pokémon (1999)
Những năm cuối thập niên 1990, một trò chơi của Nhật Bản có tên gọi Pokémon đã tạo ra một cơn sốt chưa từng có trên thị trường đồ chơi đất Mỹ. Thương hiệu “Pokemon” vào thời điểm này cực kỳ nổi tiếng, nó xuất hiện khắp nơi trong các loại trò chơi điện tử, truyện tranh và thậm chí còn phủ sóng suốt chương trình truyền hình. Trong số đó, sản phẩm phổ biến nhất của cơn sốt "Pokemon" vẫn phải kể đến những thẻ bài hình đầy màu sắc.
Ngày nay, những người sở hữu thẻ hình Pokemon sản xuất từ những năm 90 có thể bán lại cho những tay nhà giàu đam mê sưu tập đồ chơi với mức giá không ít hơn vài trăm đô la, tất nhiên là nếu họ may mắn.
Khi nhắc đến Pokémon, chúng ta thấy có một trò chơi được phát hành mới đây nhất cũng là gặt hái được thành công ngoài sức tưởng tượng. Với “Pokémon Go”, hãng phát triển game thu về hàng tỷ đô lợi nhuận khi tính tới nay, trò chơi này đã có hơn 750 triệu lượt tải kể từ khi phát hành hơn một năm trước.
24) Xe trượt Razor (2000)
Có lẽ các cậu bé vẫn chưa thể quên khoảng khắc huy hoàng và vui nổ trời khi được cưỡi một chiếc Scooter, bảnh nhất là xe của hãng Razor lấy đà và trượt băng băng trên đường chứ hả! Vâng, đây cũng chính là một trong những mốt đồ chơi cực kỳ thịnh hành vào năm 2000. Vào thời điểm đó, hầu như mọi cậu nhóc đều mong mê mẩm và luôn miệng nhắc Razor với ba mẹ mình.
Là thương hiệu xe trượt bán chạy nhất mọi thời đại, những chiếc xe đến từ Razor được ưa chuộng bởi có kiểu dáng đẹp, trọng lượng nhẹ, có thể gấp gọn và dễ dàng tùy chình để phù hợp với người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi.
Khi tung ra vào năm 2000, công ty này đã bán được hơn 5 triệu chiếc chỉ trong 6 phát hành. Năm tiếp theo, thành công của xe Scooter đã đem về cho hãng nhiều lời có cánh, thậm chí còn giật luôn giải "Đồ chơi của năm" của Tạp chí Creative Child.
Những ngày này, bạn vẫn có thể tìm mua xe trượt Razor hoặc sản phẩm tương tự của một sốhãng khác ở hầu hết các cửa hàng bán lẻ đồ chơi trẻ em.
25) Gậy nhảy Pogo Airgo (2001)
Gậy Pogo đã trải qua một chặng đường dài kể từ lần ra mắt vào năm 1920. Trong nhiều năm qua, đã có khá nhiều hãng cho ra mắt dòng sản phẩm gậy lò xo ra mắt người dùng nhưng ấn tượng nhất trong số này chắc chắc phải kể đến Airgo, chiếc xe pogo đầu tiên trên thế giới. Sự nổi tiếng của nó cũng giống như iPhone như chúng ta nhắc đến smartphone vậy.
Qua ngần ấy năm, gậy Pogo của Airgo vẫn là lựa chọn của mọi nhà vì có thiết kế đa dạng, kiểu dáng hiện đại, màu sắc bắt mắt, không gây tiếng ồn lớn nhờ công nghệ nhảy không khí thay vì dùng lò xe kim loại như các hãng khác. Việc sử dụng những chất liệu tốt mang lại cảm giác an toàn cho phép người dùng trải nghiệm nhún và nhảy thoải mái hơn hẳn.
Được biết Flybars, tên của cây gậy pogo gậy ra mắt tại sự kiện Xpogo có giá bán lẻ lên tới 150 USD (khoảng 3,4 triệu VNĐ).
26) Thú cưng điện tử FurReal Friends (2002)
Việc Hasbro bổ sung thêm sản phẩm Friends FurReal vào bộ sưu tập vật cưng điện thử tiếp tục một bằng chứng nữa cho thấy sự quay trở lại của trào lưu nuôi thú cưng robot vào đầu những năm 2000, điều tưởng đã chấm dứt khi Furbies hết thời. Thực tế, bộ sưu tập Fur Real Friends đã đáp ứng mọi tiêu chí mà người tiêu dùng muốn có trong một món quà nghỉ lễ vào kỳ nghỉ Noel đó là: giá rẻ, dễ thương và biết làm nhiều trò.
Mốt Friends FurReal trong năm 2002 là một chú mèo Ba Tư trắng. Ngoài ra, những vật cưng khác trong dòng sản phẩm FurReal Friends như chó con và lợn guinea cũng rất được ưa chuộng.
27) RoboSapiens (2003)
Được quảng cáo là một "robot sinh học", RoboSapiens là lựa chọn hàng đầu của người dùng khi đã có trong tay trọn bộ thú cưng trong FurReal Friends truyền thống.
Những chú RoboSapien được thiết kế dựa theo tạo hình của robot thường được nhìn thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. RoboSapien khiến các cậu trai trẻ thích mê tơi với 21 nút khác nhau cho phép người dùng dễ dàng điều khiển chủ robot cưng của mình thực hiện những thao tác ngộ nghĩnh đã được lập trình sẵn.
Rõ ràng, người tiêu dùng đã hoàn toàn bị những chú robot của WowWee Toys mê hoặc. Theo thống kê, hãng sản xuất RoboSapiens đã bán được hơn 1,5 triệu sản phẩm chỉ trong 6 tháng đầu phát hành. Trong những năm gần đây, sự hấp dẫn của RoboSapiens đã có sự suy giảm nghiêm trọng, nhưng điều đó không ngăn chặn được doanh số khá tốt khi quay trở lại trên các kệ hàng online của eBay và Amazon.
28) Máy chơi game Nintendo DS (2004)
Trước khi ra mắt dòng sản phẩm mới, hãng phát triển trò chơi Nhật Bản đã rất khôn ngoan khi chọn thời điểm để tung Nintendo DS lên kệ chỉ vài ngày trước khi đợt mua sắm Black Friday mùa đông 2004 bắt đầu. Với giá bán lẻ 149,99 USD (khoảng 4,5 triệu VNĐ), Nintendo DS được đánh giá là tương đối rẻ so với các thế hệ máy chơi game di động khác.
DS chính thức lên kệ vào ngày 21/11 và ngày 31/12 cùng năm và chỉ sau 40 ngày sau đó - Nintendo đã bán được 2,8 triệu chiếc trên toàn thế giới, trong đó thị trường châu Mỹ chiếm hơn một nửa doanh thu. Sự thành công vang dội khiến Nintendo DS trở thành “thiết bị chơi game có doanh thu cao thứ nhì mọi thời đại”.
Vào thời đó, chỉ cần trong DS có trò Super Mario Bros là mấy cô cậu nhóc có thể chơi cả ngày mà không thấy chán.
29) Xbox 360 (2005)
Sự thành công rực rỡ của Nintendo DS nhỏ gọn chưa kịp lắng xuống thì năm 2005, Microsoft lại tiếp tục khiến các game thủ “đứng ngồi không yên” với Xbox 360 có giá bán chỉ 399 USD (khoảng 9 triệu VNĐ).
Với mức giá khá hợp lý cho một phiên bản cải tiến đột phá sau thành công của Xbox đời đời, không đáng ngạc nhiên khi XBox 360 lập tức trở thành món hàng được săn lùng nhiều nhất của giới trẻ. Đã có 84 triệu máy Xbox 360 được bán ra trên toàn thế giới.
30) PlayStation 3 (2006)
Năm 2006 đánh dấu ba năm liên tiếp các hệ máy chơi game video giành được danh hiệu "đồ chơi bán chạy nhất dịp cuối năm”. Lần này, Sony là người chiến thắng – một đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực không biết mệt mỏi của doanh nghiệp này sau nhiều năm ngậm ngùi làm kẻ đứng sau ánh hào quang.
Được biết, phiên bản PlayStation 3 ra mắt đúng dịp mua sắm cuối năm, cụ thể được đưa lên kệ một tuần trước khi đợt Black Friday khai màn.
Có thể bạn chưa để ý: PlayStation 3 là đồ chơi đắt nhất trong danh sách. giá bán lẻ mỗi sản phẩm như trên hình vào khoảng 599 USD (tương đương 13,5 triệu VNĐ).
31) iPod Touch (2007)
iPod Touch là trong những ví dụ điển hình khi nhắc đến những sản phẩm giải trí có tầm ảnh hưởng lớn và toàn diện nhất trong thế kỷ 21.
Lần đầu tiên sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng người dùng thế giới cũng được trên tay một thiết bị cho phép mọi thao tác đều thực hiện trên một màn hình cảm ứng. iPod Touch cung cấp cho người dùng vô vàn những trải nghiệm mới mẻ chưa từng có, nơi khách hàng có thể nghe nhạc, xem video, chụp ảnh và khả năng kết nối WiFi. Tất nhiên, vào thời điểm 10 năm trước, những thao tác vuốt chạm trên màn hình điện thoại thực sự là một trải nghiệm khó quên với người dùng.
Cùng năm đó, Apple ra mắt chiếc iPhone đầu tiên sau thành công vang dội của iPod Touch. Đến nay, tuy không còn phổ biến do nhiều người đã chuyển sang sử dụng smartphone của android nhưng đây vẫn là một sản phẩm đã từng một thời khiến giới trẻ mê mẩn tới mất ăn mất ngủ.
32) Nintendo Wii (2008)
Năm 2008, Nintendo đã giành lại vị trí dẫn dầu trong ngành công nghiệp đồ chơi với doanh số 100 triệu đầu điện tử chơi game mới nhất. Khác với Xbox 360 hay Playstation, Wii là một hệ thống điều khiển không dây, hỗ trợ điều khiển từ xa qua remote giúp người dùng có thể tự do đi lại trong phòng, thực hiện các động tác như bắn cung, đánh vợt mà không cần phải cầm tay cầm truyền thống như trước nữa.
Thành công là vậy nhưng có thời điểm, Wii của Nintendo đã phải đối mặt với một vụ kiện trị giá 5 triệu USD trong năm 2008 với cáo buộc một lỗi sản phẩm có thể gây nguy hiểm cho người dùng. Kết thúc vụ kiện, một loạt sản phẩm Wii đã bị thu hồi.
33) ZhuZhu Pets (2009)
Có vẻ như sau một thời gian dán mắt vào màn hình với những đầu máy game điện tử, những đứa trẻ đã bắt đầu quay trở lại với trào lưu nuôi thú cưng robot. Lần này, ZhuZhu chính là sản phẩm được ưa chuộng nhất mùa mua sắm Giáng Sinh năm 2009
Không giống như những sản phẩm tiền nhiệm Furby và Tickle Me Elmo, ngoài chế độ “chăm sóc”, những bé chuột nhỏ xinh này còn được lập trung thêm một chế độ “khám phá”. Khi kích hoạt, bé ZhuZhu sẽ chạy tung tăng khắp nơi, dúi cái mũi hường phấn của mình vào mọi ngóc ngách chạm tới, hiếu động trông chẳng khác gì một chú hamster thực sự. 60 USD (hơn 1,3 triệu VNĐ) là giá bán lẻ cho một em chuột bé xinh ZhuZhu.
34) iPad (2010)
Chỉ 3 năm sau iPod Touch, Apple lại một lần nữa làm tạo ra cuộc cách mạng giải trí mới vào năm 2010 với những chiếc máy tính bảng phá vỡ mọi giới hạn mang tên iPad. Ban đầu, ngay từ khi vừa được ra mắt, iPad đã phải nhận về không ít những lời phê bình cho rằng thiết kế màn hình lớn sẽ rất dễ bị vỡ và không thật sự cần thiết.
Tuy nhiên, những điều đó vẫn không ngăn được Apple leo lên vị trí số 1 về doanh thu trong năm 2010. Cuối năm 2010, đã có 15 triệu chiếc iPad được bán ra. Thời đó, phiên bản thấp nhất cho một chiếc máy tính bảng số 1 thế giới niêm yết trên trang chủ Apple có giá bán 499 USD (hơn 11 triệu VNĐ).
35) Máy tính bảng dành cho trẻ em LeapPad Explorer (2011)
Sự bùng nổ về doanh thu lẫn danh tiếng của iPad thế hệ đầu tiên đã tạo tiền đề và mở ra một kỷ nguyên mới cho các sản phẩm máy tính bảng ra đời. Trong số đó, “iPad dành cho trẻ em” là sản phẩm có chứa gần như mọi mơ ước của trẻ em thời đó.
LeapPad Explorer cung cấp một bộ công cụ tiện ích gồm camera với chức năng chụp ảnh/quay phim, microphone, bút stylus và bộ hình động… cho phép các bé thỏa sức sáng tạo, tập viết hay vẽ tranh trực tiếp trên màn hình cảm ứng 5”. Ngoài ra, sự tương thích với kho thư viện lớn có sẵn hàng trăm các trò chơi, ứng dụng, video, e-Book, bưu thiếp động…
LeapPad Explorer có giá bán lẻ 100 USD (khoảng 2 triệu VNĐ). Giá cả hợp lý khiến thiết bị này trở thành là một món quà không thể thiếu trong dịp mua sắm lễ Giáng Sinh.
36) Wii U (2012)
Được mệnh danh là video game mạnh nhất của Nintendo vào thời bấy giờ, Wii U đầu tiên hỗ trợ xuất video đạt đến chuẩn HD 1080p cùng bộ RAM 2GB. Giống như người tiền nhiệm Wii ra mắt năm 2008, Wii U thật sự là một trò chơi mang tính cách mạng nên không có gì lạ khi nó rất nhanh chóng cháy hàng trên tất cả cửa hàng kinh doanh thiết bị game trên toàn cầu.
Theo thống kê, vào mùa mua sắm Black Friday cuối năm 2012, Nintedo đã thu về hàng tỷ đô la lợi nhuận với giá bán lẻ chỉ 299 USD cho mỗi chiếc Wii U. Tính đến năm nay, đã có hơn 13 triệu máy Wii U bán ra trên toàn thế giới.
37) Robot chó con Teksta (2013)
@Livingly
Không lo hết hạn, đồ chơi robot thật sự là những món quà mơ ước của bất kỳ đứa trẻ nào trên thế giới thế nên không có gì ngạc nhiên khi “Teksta the Robotics Puppy” trở thành lựa chọn số 1 trong kỳ mua sắm mùa Giáng Sinh năm 2013.
Tương tự như RoboSapiens đã đề cập ở trên, Teksta được thiết bị để trở thành một người bạn thân của trẻ với đầy đủ các chức năng tương tác như sủa, nhào lộn, vẫy đuôi, lúc lắc đầu và thậm chí còn có thể nhận dạng hoạt động thông qua các cử chỉ tay của chủ nhân.
Đối với nhiều người, chú chó con đáng yêu này chắc chắn là món quà độc nhất vô nhị trong vài năm trở lại đây, thời điểm mà thị trường đồ chơi dần bão hòa với các sản phẩm với thiết kế na ná nhau. Những ngày này, bạn vẫn có thể tìm mua phiên bản mới của chú chó Teksta trên các trang web bán hàng trực tuyến.
38) Robot khủng long Zoomer Dino (2014)
Món quà Giáng Sinh được mua nhiều nhất trong năm 2014 hội đủ cả ba điều mà mọi đứa trẻ đều mơ ước đó là: khủng long, là một con robot thực sự và sự bá đạo.
Theo nhà sản xuất, Zoomer Dino là đồ chơi robot điện tử đầu tiên áp dụng công nghệ True Balance Technology, một tính năng cho phép con khủng long có giữ thăng bằng và di chuyển dễ dàng trên đôi chân tròn giống như quả bóng của nó.
39) Quả cầu robot điều khiển Star Wars BB-8 (2015)
Dựa trên thiết kế của robot BB-8 trong phim “Star Wars: Thần lực thức tỉnh” tích hợp với công nghệ cân bằng tự động tương tự như của khủng long Zoomer Dino, món đồ chơi quả cầu robot này ảo diệu đến nỗi nó khó mà khiến các cậu bé rời mắt.
Hai năm trôi qua kể từ lần phát hành đầu tiên, hãng Toys R Us vẫn tiếp tục sản xuất món đồ chơi này để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Quả cầu robot điều khiển từ xa Star Wars Remote BB-8 chính hãng được bán ra với giá thấp nhất là 129,99 USD (gần 3 triệu VNĐ)
40) Pie Face (2016)
Pie Face là một trò chơi giải trí vô cùng thú vị, rất thích hợp chơi trong những dịp lễ lớn như Noel hay năm mới. Luật chơi khá đơn giản, mỗi người chơi sẽ phải xoay bàn quay để quyết định số lần vòng quay mình phải thực hiện. Nếu không may, bạn sẽ bị chiếc bánh (pie) đập thẳng vào mặt (face).
Nhiều người cho biết nguyên nhân khiến trò chơi Pie Face trở thành trào lưu, nhận được rất nhiều sự chú ý từ người dùng có thể là nhờ các video clip đập hộp và thử thách nhau của các YouTuber được đăng tải khá rầm rộ trên Internet.
41) Xe đồ chơi Real Workin’ Buddies Mr. Dusty (2017)
Mặc dù vẫn còn quá sớm để khẳng định món đồ chơi này sẽ lên ngôi trong mùa Giáng Sinh năm nay nhưng theo nhiều chuyên gia, khả năng cạnh tranh của Real Workin’ Buddies Mr. Dusty so với các đối thủ khác đang là rất lớn.
Có thể nói chiếc xe đồ chơi này chính là ước mơ từ bao lâu nay của các bậc phụ huynh. Real Workin’ Buddies Mr. Dusty là một 'chiếc xe tải' đồ chơi hoạt động như một chiếc máy hút chân không có thể hút sạch những mẫu đồ chơi nhỏ nhặt dạng khối, mô hình hay Lego. Những món đồ chơi nhỏ sau khi bị hút vào sẽ được lưu trữ trong một ngăn riêng biệt, cho phép trẻ dễ dàng mở ra và trút chúng vào đúng chỗ.
Tại các cửa hàng đồ chơi tại Mỹ, Real Workin’ Buddies Mr. Dusty chỉ có giá bán 39,99 USD (khoảng 900 nghìn VNĐ) - một mức giá khá dễ chịu để mọi gia đình có thể mua sắm trong dịp lễ năm nay. Đó cũng là lý do khiến chiếc xe tải biết dọn dẹp này trở thành ứng cử viên sáng giá cho món đồ chơi bán chạy nhất mùa Giáng Sinh 2017. Hãy cùng LaLung.vn chờ xem liệu dự đoán này có chính xác không nhé!
Mùa Giáng Sinh này, món đồ chơi nào được yêu thích nhất? Hãy xem clip nha!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này, đúng là cả một bầu trời tuổi thơ đúng không? Đừng quên chia sẻ bài viết đến nhiều người bạn nhé!
Tags:
Bài viết liên quan: