Những loài động vật có khả năng ngụy trang phi thường
Chúng ta ai cũng biết ngụy trang là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên. Phương pháp này cho phép các vật thể thay đổi ngoại hình, khiến nó trở nên lẫn vào môi trường xung quanh khi quan sát từ bên ngoài. Trong thế giới sinh vật, ngụy trang là một loại vũ khí đắc lực giúp những loài yếu tránh được tai mắt kẻ thù, đồng thời mang lại bữa ăn dễ dàng hơn cho những kẻ săn mồi.
Vâng, mạnh được yếu thua. Một quy luật bất thành văn và khắc nghiệt tồn tại trong thế giới tự nhiên. Sự sống luôn là một nhiệm vụ đầy thách thức với vạn vật và con người cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, so với chúng ta, các loài động vật luôn phải đối diện nhiều nguy hiểm sống chết hơn tất thảy. Bất cứ khi nào, chúng đều có thể rơi vào tầm ngắm của kẻ thù và đôi khi phải trả giá bằng mạng sống của chính mình. Đâycó lẽ cũng là lý do tại sao chúng lại được Mẹ tự nhiên ưu ái ban cho khả năng ngụy trang, một nghệ thuật sinh tồn mà con người, dù có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại vẫn khó mà bì kịp.
Trong sinh học, các loài động vật sử dụng nghệ thuật này để bắt con mồi và tự bảo vệ mình khỏi kẻ thù. Khả năng tuyệt vời này giúp chúng gần như “tàng hình” với môi trường xung quanh. Bài viết hôm nay tập trung vào những loài vật có khả năng ngụy trang phi thường như vậy.
Tập trung vào những bức ảnh để xem bạn có phát hiện ra điều bất ngờ nào không nhé.
1) Loài sâu bướm Baron Caterpillar
Baron Mango là loài sâu bướm ăn lá. Món ăn khoái khẩu của chúng là lá xoài và hạt điều. Trong giai đoạn ấu trùng, sâu baron sử dụng khả năng ngụy trang để giấu mình giấu khỏi những kẻ săn mồi. Với những chiếc gai màu xanh sáng, chúng dường như biến mất vào các tán lá nên rất khó phát hiện, ngay cả khi quan sát kĩ.
Sau một thời gian ẩn mình, sâu non từ từ thay đổi,toàn thân bắt đầu chuyển sang một màu nâu nhạt và phát triển thành bướm. Loài sâu bướm barontập trung nhiều nhất ở Ấn Độ và Đông Nam Á.
2) Tắc kè đuôi lá
Uroplatus Phantasticus là tên khoa học của loài tắc kè đuôi lá, hay còn được gọi là Leaf Tailed Gecko, là một loài tắc kè chỉ có ở đảo quốc Madagascar. Tắc kè đuôi lá sống trên cây và là một trong những loài vật có tài ngụy trang siêu đẳng bậc nhất trên hành tinh.
Trong các khu rừng nhiệt đới phía Bắc của Madagascar, có thể nói tắc kè đuôi lá là bậc thầy số 1 về khả năng lẩn trốn. Chúng ngụy trang khéo tới mức cho đến nay, giới nghiên cứu cũng mới chỉ tìm thấy 8 cá thể thuộc loài này.
Cơ thể tắc kè đuôi lá có vẻ ngoài khô héo chẳng khác gì một chiếc lá rụng, đã vậy đuôi của chúng còn trông giống hệt như một chiếc lá đúng theo nghĩa đen. Bạn đã phải mất bao lâu mới có thể nhận ra “bậc thầy tàng hình” này trong tấm ảnh phía trên nào?
3) Bọ que khổng lồ Phasmatodea
Bọ que khổng lồ có tên khoa học là Phasmatodea, một loài côn trùng có hình dạng rất giống que củi lớn đang di động. Loài côn trùng này được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, nhưng nhiều nhất là các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), Nam Mỹ và Úc.
Về tên gọi, Phasmatodea có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp - Phasma, có nghĩa là một bóng ma nhằm chỉ bản chất và khả năng ngụy trang vô cùng tài tình, rất khó phát hiện của chúng. Bên cạnh khả năng ngụy trang, bọ que khổng lồ còn sở hữu một thứ vũ khí phòng vệ vô cùng lợi hại đó là chất độc được chúng tiết ra mỗi khi chúng cảm nhận thấy nguy hiểm đến gần.
4) Cá ngựa lùn Pygmy
Nhỏ bé, toàn thân là những vệt chấm bi màu sắc rực rỡ. Vâng, chúng ta đang được chiêm ngưỡng một trong những bậc thầy ngụy trangđáng yêunhất giới tự nhiên. Tuy nhiên, nhìn “cute” vậy thôi thế nhưng trong đại gia đình cá ngựa, Pygmy lại là thành viên chậm chạp nhất bởi nó chỉ có thể bơi với tốc độ 1,5 m mỗi giờ. Chậm khỏi phải nói.
Tuy nhiên, bất hạnh chưa dừng lại ở đó. Cá ngựa lùn đã chậm nay còn bé. Trong họ nhà cá mõm dài, em ấy cũng được gắn luôn cho cái nhãn là loài cá ngựa nhỏ nhất thế giới. Kích thước của một con cá ngựa lùn trưởng thành chưa bao giờ vượt quá 1 inch. Có lẽ vì quá bé nhỏ nênchúng thường bị bỏ qua bởi các nhà nghiên cứu và các nhà sinh học.
Có câu những người thường xuyên gặp bất hạnh sẽ được hạnh phúc ghé thăm. Cá ngựa lùn cũng vậy. Dù cho thân hình không được lớn, bơi lội không nhanh, sự nhanh nhẹn càng khỏi cần bàn tới thế nhưng chú ta lại được Mẹ tự nhiên yêu thương ban cho một kỹ năng điệu nghệkhiến bao kẻ phải thán phục – ngụy trang.
5) Mực
Còn được mệnh danh là "tắc kè hoa của biển", mực là loài động vật có khả năng ngụy trang rất tài tình bởi chỉ với một vài giây ngắn ngủi, chúng có thể thay đổi màu da và tư thế để nhanh chóng thích nghi với môi trường xung quanh.
Trong ảnh, một chú mực trong chớp mắt đã thay một bộ áo mới để trông thật giống với các cành san hô ở gần đó. Với lớp ngụy trang này, mực ta giờ đây đã có thể tự tin đánh một giấc ngon rồi.
6) Báo đốm
Báo đốm là một trong những loài động vật bí ẩn nhất hành tinh với khả năng ngụy trang bậc thầy.Là loài động vật thuộc họ mèo lớn nhất sống ở Nam Mỹ, báo đốm có thể sống đến 16 năm đồng thời cũng là loài được tìm thấy nhiều trong các vườn thú.
Báo Nam Mỹthường sống ở những nơi có nhiều cây cối, môi trường sống đặc trưng giúp “loài mèo lớn” được tự nhiên ban tặng một bộ lông nổi bật với những vết đốm đen đậm, giúp nó gần như tàng hình khi đứng dưới tán cây hoặc thảm lá rụng dày trong rừng.
Báo có lông màu nâu vàng với các đốm đậm, khoanh tròn phân bố khắp cơ thể. Đôi khi người ta nhầm lẫn báo Nam Mỹ (Jaguar) với báo đen (Panther) nhưng nếu quan sát kĩ, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy, báo đốm sẽ có hàm lớn và đầu nặng hơn nhiều.
7) Cua trang trí (Decorator)
Cua trang trí (Decorator) là tên gọi là một loài cua trong siêu họ Majoidea. Dưới biển, loài cua này có thểẩn mình một cách hoàn hảo vào môi trường xung quanh nhờ khả năng sao chép màu sắc và hình dạng của các loài thực vậtở gần chúng. Cua trang trí rất ít khi di chuyển, chúng dành cả ngày để bám dính trên các cành san hô, mẫu đá dưới biển chỉ để chờ con mồi vừa mắt.
8) Cá mập hổ
Không chỉ được biết đến như là một trong những loài động vật nguy hiểm nhất đại dương, cá mập hổ còn được thiên nhiên ưu ái dành tặng cho khả năng ngụy trang siêu đẳng khiến chúng gần như không có đối thủ.
Những con cá mập hổ có thân mình màu xanh đậm hoặc màu xám, bụng trắng hoặc có màu sáng lưng khiến chúng gần như tiệp màu với đáy biển mỗi khi nằm yên mai phục hay khi di chuyển lên gần mặt nước. Thêm vào đó, trên lưng của các mập hổ còn có những đường sọc vằn giống hệt loài hổ, điều này khiến chúng lẫn vào bóng sóng trên mặt nước, giúp loài sát thủ hung tợn nhất đại dươngche giấu hoàn hảo thân hình đồ sộ của nó.
Cùng với các “đồng nghiệp” như cá mập trắng lớn, cá mập bò và cá mập đầu vây, cá mập hổ nổi tiếng là loài hiếu chiến nhất đại dương. Chúng ăn tạp và sẵn sàng lao vào tấn công bất cứvật gì nhìn thấy, kể cả con người.
9) Cáo tuyết
Cáo tuyết tên khoa học là Alopex lagopus, còn có tên là cáo Bắc Cực hay cáo trắnglà loài cáo nhỏcó nguồn gốc từ cùng cực Bắc chủ yếu sống ở các khu vực có môi trường lạnh như Bắc Cực, miền Bắc Canada, Alaska và một số khu vực ven biển. Cáo tuyết Bắc Cực nặng khoảng 2,5-9 kg, chiều dài cơ thể khoảng 75 đến 115 cm.
Cáo tuyết có bộ lông dày và điểm độc đáo là có thể thay đổi màu sắc theo mùa. Vào mùa hè, cáo tuyết khoác lên mình bộ lông màu mâu mỏng và chuyển dần sang màu trắng dày vào mùa đôngvừa để ngụy trang vừa bảo vệ cơ thể tránh khỏi cái lạnh thấu xương của vùng Bắc Cực.
10) Cú sừng (Eastern Screech Owl)
Cú sừng, cái tên khá là oách đấy nhưng thực sự mà nói thì loài cú này lại chẳng hề có sừng. Hai cái chỏm trên đầu nó thực chất chỉ là hai cọng lông vũ mọc nhô lên trông giống sừng mà thôi.
Cú sừng là loài chim ăn đêm. Một con cú trưởng thành có chiều dài cơ thể khoảng 18 đến 25 cm nhưng lại có sải cánh rất rộng, đến khoảng 46 đến 61 cm. Cú sừng có bộ lông màu xám với các vệthoa văn có thể thay đổi theo môi trường xung quanh, thường là tiệp màu với vỏ cây giúp chúng dễ dàng có được những bữa ăn ngon đồng thời bảo vệ mình khỏi những kẻ săn mồi.
Cú sừng được tìm thấy trong nhiều môi trường sống khác nhau nhưng nhiều nhất là ở Bắc Mỹ và Canada. Những con cú sừng có đuôi ngắn, cánh rộng, đôi mắt vàng đồng tử lớn cùng với cái đầu tròn nổi bật với hai “búi tai” mọc chỏm lên ở phía trên (cũng đóng vai trò ngụy trang).
Bên cạnh “tàng hình”, giả chết cũng là một chiêu trò sinh tồn trong thế giới động vật:
Thật khó để nhận ra những thiên tài ngụy trang này đang ở đâu đúng không? Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người và đừng quên ghé page để đọc nhiều hơn bạn nhé!
Tags:
Bài viết liên quan: