Các trạm tàu điện ngầm (metro) sâu nhất thế giới
Đối với những nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Nhật Bản... thì việc người dân sử dụng tàu điện ngầm như cơm bữa là chuyện bình thường. Còn ở Việt Nam theo nguồn tin mới nhất là đang xây dựng con hệ thống vận tải chạy dưới lòng đất đầu tiên (nhưng chỉ mới xây thôi bà con ạ). Do đó, nhiều người vẫn chưa hiểu hết được cấu tạo và chức năng của tàu điện ngầm, một số người còn cảm thấy mới lạ và chưa bao giờ đi dù chỉ một lần.
Định nghĩa chút về tàu điện ngầm để bà con rõ hơn, đây là hệ thông vận tải chuyên chạy dưới lòng đất, với tốc độ cao trên đường ray. Đa số có rất nhiều lượt, nhiều chuyến trong ngày và nhờ những đặc điểm khác biệt nên nó mang lại cảm giác thoải mái và tiện nghi hơn rất nhiều so với việc người dân dùng xe bus. Hiện nay, tàu điện ngầm phổ biến hầu hết khắp thế giới, tuy nhiên nếu không có điều gì khác biệt thì nó cũng chỉ là phương tiện giao thông dưới lòng đất. Do đó, để giúp người đọc khám khá thêm những thông tin thú vị, trong bài viết này LaLung.vn xin giới thiệu đến quý vị các trạm tàu điện ngầm (metro) sâu nhất thế giới.
Chắc chắn rằng đối với những người yếu tim hoặc sợ độ sâu thì đây sẽ là một điều ám ảnh đáng sợ. Vì vậy, chúng tôi cảnh báo những hình ảnh dưới đây không dành cho một vài đối tượng trên, hoặc nên uống thuốc trợ tim trước khi xem nhé!
1) Tàu điện ngầm Arsenalna
Thông thường, tàu điện ngầm sẽ không vượt quá vài tầng ngầm. Nhưng đôi khi vì lý do địa hình của khu vực hoặc những trở ngại do sông ngòi, đầm lầy gây ra buộc các kỹ sư phải đào sâu trong lòng đất.
Metro Arsenalna thuộc thủ đô Kiev, Ukraina. Nó nằm trong tuyến Sviatoshynsko-Brovarska của hệ thống vận chuyển công cộng dưới lòng đất Kiev, độ sâu của nó cách mặt đất khoảng 105,5 mét. Thật không thể tin nổi nhưng điều đó là sự thật. Hiện nay, nó đang đứng đầu danh sách top tàu điện ngầm sâu nhất quả đất. Muốn đến được sân ga để chờ tàu, mọi người cần phải tốn thêm 5 phút di chuyển bằng thang cuốn chứ chẳng đùa đâu.
Lý do khiến trạm ga Arsenalna có độ sâu không tưởng là do địa hình, vị trí địa lý của Kiev. Theo đó, ngõ vào nhà ga nằm ở đầu của một thung lũng đứng kế bên con sông Dnepr – nơi đây bị các ngân hàng cao kều chiếm chỗ. Trạm kế tiếp của Arsenalna là Dnipro nằm ngay phía trên mặt đất gần bờ sông trước khi tuyến tàu điện ngầm lặn xuống mặt đất dưới những ngân hàng chọc trời của Dnepr.
Để tránh được sự xuống dốc choáng ngợp, trạm Arsenalna phải được hình thành trên cùng một tầng, và điều này đòi hỏi lối đi vào của nhà gà phải ở trên cùng của những ngân hàng cao hơn 100 mét. Bất đắc dĩ nó mới có độ sâu khủng đến thế bà con ạ, nhưng thành phẩm nhìn có vẻ không tồi. Mỗi ngày tại metro sâu nhất quả đất này vẫn tiếp nhận hàng trăm đến hàng ngàn hành khách di chuyển. Có nhiều người đi vì bất khả kháng nhưng cũng có trường hợp tò mò nên đi để khám phá.
2) Trạm tàu điện Saint Petersburg
Đứng vào danh sách của các trạm tàu điện ngầm (metro) sâu nhất thế giới, nơi dừng chân Saint Petersburg cũng không phải dạng vừa đâu các bác ạ. Không chỉ là một trong những hệ thống tàu điện ngầm sâu nhất hành tinh mà còn sâu nhất bởi độ sâu trung bình của tất cả các ga. Đây là hệ thống đường sắt ngầm thuộc Sankt-Peterburg và tỉnh Leningrad, Nga.
Mở cửa thừ những năm 1955, mặc dù vào thời điểm đấy ngành kỹ thuật và mỹ thuật phát triển chưa rực rõ như ngày nay nhưng các bác xây dựng đã thiết kế và trang trí tàu một cách tinh tế. Điều này giúp nó trở thành một trong số ít metro hấp dẫn và thanh lịch nhất vũ trụ.
Độ sâu nhất của nó nằm ở nơi dừng chân Admiralteyskaya cách mặt đất 86 mét. Cùng với đó còn có một số cầu thang cuốn dài nhất hành tinh xanh, vượt qua con số 130 mét. Trung bình mỗi ngày trạm phục vụ tới 2 triệu lượt khách. Và nó xếp vào hạng 19 trong tất cả hệ thống tàu ngầm bận rộn trên thế giới. Nhìn phiêu thế này thì đi du lịch ai cũng phải ghé cả nhà ạ.
3) Công viên Pobedy (Metro Moscow)
Liên bang Xô viết cũ có một số khu đô thị ngầm sâu nhất quả đất. Và nằm ở vị trí thứ 3 trong danh sách các trạm tàu điện ngầm (metro) sâu nhất thế giới metro Moscow cũng là vùng sâu nhất ở Nga, có độ sâu tối đa 97 mét. Đây là hệ thống vận chuyển nhanh phục vụ cho người dân ở Moscow, Nga và các thành phố lân cận như: Moscow Krasnogorsk, Reutov, Lyubertsy và Kotelniki.
Mở cửa vào những năm 1935, tại đây có hệ thống gồm 13 ga, dài 11 ki-lô-mét. Đây cũng là hệ thống đường sắt ngầm đầu tiên ở Liên Xô. Tính đến nay, Moscow Metro không bao gồm Moscow Central Circle có 206 trạm và chiều dài tuyến đường là 339,1 km trở thành tuyến đường dài thứ trên hành tinh.
Cũng giống như nhiều trạm tàu điện ngầm của Nga, Metro Moscow được trang trí và thiết kế khá đẹp mặt với những tác phẩm nghệ thuật trên tường. Điều này cũng thu hút được khá nhiều khách du lịch đến tham quan và chiêm ngưỡng.
4) Metro Bình Nhưỡng
Vượt lên tất cả những nước phát triển trên thế giới, Triều Tiên xây dựng trạm tàu điện ngầm Bình Nhưỡng chẳng khác nào hầm trú ẩn hạt nhân độc nhất vô nhị. Với các đường ray có độ sâu cách mặt đất khoảng 110 mét, metro Bình Nhưỡng xứng đáng với danh hiệu là hệ thống vận chuyển công cộng dưới lòng đất sâu thẳm nhất. Chuyến đi mất gần 4 phút thì hiểu được độ sâu của nơi dừng chân này rồi mọi người nhỉ?
Bên cạnh đó, Triều Tiên còn không quên nhiệm vụ trang trí cho ga bằng những bức tranh sơn dầu với các chủ đề thiên về tính dân tộc. Những bức tranh đồng đội kiểu như thế này bạn sẽ được nhìn thấy khắp nơi tại metro Bình Nhưỡng.
Nằm trong độ sâu khủng khiếp như thế, ngoài chức năng làm phương tiện di chuyển, đây còn là hầm trú ẩn được chế tạo để phòng trường hợp có chiến tranh xảy ra trong tương lai. Đúng là những bậc anh tài có tầm nhìn xa trông rộng, không những khéo mà còn khôn nữa các bác ạ.
Không gian trên tàu cũng khá thông thoáng, mát mẻ, sạch sẽ và tiện nghi. Điều quan trọng không kém đó là chi phí để đi lại rẻ hơn nhiều so với những phương tiện di chuyển khác. Và không giống với nhiều nước phát triển khác, Triều Tiên có rất ít người sở hữu xe máy hay ô tô riêng.
Khi bước chân vào thang cuốn mọi người sẽ được nghe ca khúc “bài ca cách mạng” được bùng lên từ loa phóng thanh cổ xưa. Nói chung nhìn từ quang cảnh của metro cho tới cách bài trí đều mang đậm chất chiến tranh cổ xưa.
Do chiều sâu của trạm khá ấn tượng nên nhiệt độ ở các ga tàu ngầm luôn ở mức 18 độ C, không bao giờ thay đổi trong năm.
Ngoài các trạm tàu điện ngầm (metro) sâu nhất thế giới kể trên thì còn có những nơi dừng chân đáng nói đến về độ sâu đó là: Công viên Washington ở Portland, Oregon, Hoa Kỳ. Nằm ở độ sâu choáng ngợp 79 mét, nó là trạm chuyển tiếp sâu nhất ở Bắc Mỹ tính tới thời điểm hiện tại;
Kế tiếp là trạm Hampstead , trên mạng lưới Underground Underground, nằm ở độ sâu 58,5 mét dưới mặt đất. Đây là trạm sâu nhất của Underground ngầm London; Cuối cùng là Náměstí Míru thuộc khu vực Prague Metro, là trạm tàu điện ngầm sâu nhất của Cộng hòa Séc. Nó nằm cách bề mặt đất 53 mét.
Có rất nhiều lý do khiến các bác thợ xây đào sâu tới tận lòng của mặt đất, nhưng điều đó không quan trọng mà thành phẩm của nó mới là điều khiến cả thế giới thán phục. Phục sát đất về độ sâu, về thiết kế và về bộ óc nhân tài của những đất nước này. Nói về hệ thống vận tải chạy dưới lòng đất thì vô vàn chủ đề, tuy nhiên vì Việt Nam mình chưa phổ biến loại hình giao thông này nên điều đó gây khó khăn đối với những ai có nhu cầu đi du lịch nước ngoài và muốn thử cảm giác này.
Dưới đây là video hướng dẫn cách đi metro ở quốc đảo sư tử. Nếu du khách nào có nhu cầu ghé thăm đất nước này thì đừng quên bỏ qua dịp thưởng ngoạn khung cảnh trên tàu điệm ngầm thú vị này nhé!
Mọi người có bị choáng ngợp hay ngạc nhiên với các trạm tàu điện ngầm sâu nhất quả đất này không ạ? Nếu có thì đừng quên để lại bình luận ở cuối bài và chia sẻ những hình ảnh cùng với thông tin thú vị này đến với tất cả các bà con cô bác nhé!
Bài viết liên quan: