Những trò bịp huyền bí nổi tiếng nhất lịch sử
Một số người có thể cho rằng chuyện gì "huyền bí" thì cũng đều là một trò bịp (vì không có tính giải trí). Nhưng ngay cả những tín đồ của các hiện tượng không giải thích được cũng phải ngưỡng mộ 10 trò bịp dưới đây.
Rất nhiều người đã trở thành nạn nhân của những trò bịp bợm kinh điển này.
1) Amityville Horror
Đứng đầu danh sách này là cuốn sách bán chạy nhất của Jay Anson vào 1977 mà đã được dựng thành một bộ phim nổi tiếng (và một vài bộ phim khác nhưng không quá nổi) để thuyết phục thế giới rằng ngôi nhà với đôi mắt hình chiếc bánh này tại số 112 đại lộ Ocean đã bị ám ảnh bởi những linh hồn và/hoặc phù thủy người Mỹ bản xứ báo thù có dính đầy chất nhờn ma quái và hút ruồi, cộng với một con lợn ma với đôi mắt đỏ rực. Và đó cũng là lời chia sẻ của hai vị chủ nhà George và Kathy Lutz, người đã chuyển vào ngôi nhà này vào năm 1975 sau khi Ronald "Butch" DeFeo, Jr. giết sáu thành viên trong gia đình ông ở đó.
Mặc dù có nhiều cuộc điều tra siêu linh (nổi tiếng nhất bởi Ed và Lorraine Warren) với các kết quả khác nhau, nhưng một số "sự thật" về vụ án đã nhanh chóng được tiết lộ là sai (Tin sốc: “căn phòng đỏ" trong tầng hầm đấy không thực sự là một chiếc cổng dẫn tới địa ngục) và gia đình đã chuyển vào ngôi nhà này sau khi gia đình Lutzes bỏ đi đã báo lại rằng không hề có hoạt động ma quái nào. Trong thực tế, không ai sống ở đó; Tháng mười hai vừa qua, ngôi nhà được rao bán một lần nữa, và người bán đã cẩn thận ghi chú thêm vào giá chào bán là không có ma quỷ: "Chúng tôi đã có khoảng thời gian tuyệt vời trong ngôi nhà đó, tôi chưa bao giờ cảm thấy bất cứ điều gì kỳ lạ, tôi chỉ thấy hạnh phúc khi đã mua ngôi nhà bởi chúng tôi nhìn ra được tiềm năng của nó."
2) Uri Geller
Là đồng sáng lập của Ủy ban yêu cầu nghi ngờ CSI, James Randi (còn được biết đến như "Amazing Randi") không phải fan cuồng của ông đồng bẻ muỗng khét tiếng nhất trong lịch sử, và đã sáng tác cuốn Sự thật về Uri Geller năm 1982. Các vụ kiện tụng đã diễn ra sau đó, nhưng Randi - bây giờ đã 86, vẫn sẵn sàng trả một triệu đô để "bất cứ người nào chứng minh được bất kỳ khả năng ngoại cảm, siêu nhiên, hoặc huyền bí dưới sự quan sát công bình”. Trong khi đó, Geller vẫn là chủ đề của một bộ phim tài liệu gần đây, bộ phim ấy đang điều tra về cuộc sống bị cho là mờ ám như một "gián điệp tâm linh" của ông ta bởi CIA.
3) Tiên nữ làng Cottingley
Dưới đây, bạn sẽ nhìn thấy bức ảnh đầu tiên trong hàng loạt các “bức ảnh cổ tích" được thực hiện bởi hai anh em họ Frances Griffith và Elsie Wright bằng chiếc máy ảnh từ cha của Elsie, bên ngoài ngôi nhà của cô bé ở Cottingley, West Yorkshire. Bảo tàng Hoaxes kể câu chuyện:
Các chuyên gia nhiếp ảnh đã kiểm tra bức ảnh và tuyên bố chúng xác thực. Những người theo thuyết duy linh xem chúng như là bằng chứng về sự tồn tại của những sinh vật siêu nhiên, và bất chấp chỉ trích của những người hoài nghi, chúng đã trở thành một trong những bức ảnh được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới. Chỉ mấy thập kỷ sau đó, vào cuối năm 1970, các bức ảnh được đã bị vạch trần.
[Năm 1919,] Mẹ của Elsie đã tham dự một bài giảng về thuyết duy linh và được người diễn thuyết giới thiệu về các bức ảnh, bà đã hỏi ông ta "liệu đây có phải là sự thật." Người diễn thuyết mang bức ảnh gây chú ý của Edward Gardner, một lãnh đạo của phong trào Thông Thiên Học, và hỏi nhiếp ảnh gia Harold Snelling, để kiểm tra chúng. Snelling tuyên bố "những bức ảnh này là thực, được chụp ngoài trời, có sự chuyển động của các nhân vật cổ tích, và không có dấu vết liên quan đến mô hình thẻ hoặc giấy, nền tối, vv".
Một khi đã nhận được tem chấp thuận , những hình ảnh cổ tích này sẽ bắt đầu lưu hành trong cộng đồng duy linh của Anh, và ngay đến Sir Arthur Conan Doyle, một tín đồ của thuyết duy linh, cũng đã nghiên cứu bức ảnh và bị thuyết phục rằng chúng là bằng chứng của sự tồn tại chúng sinh cổ tích siêu nhiên.
Người phán đoán cuối cùng cũng đã có vinh dự vạch trần sự thật của các bức ảnh vào năm 1978 này, sau khi nhận thấy những nàng tiên đó thực sự giống như bản vẽ trong cuốn sách dành cho trẻ em đã được công bố vào cùng thời điểm? Đó là James Randi.
4) Ghostwatch
Năm 1992, một cảnh quay kinh dị của BBC đã gây nên làn sóng giận dữ, khán giả truyền hình của Anh đã được xem một “bộ phim tài liệu” ngay trong đêm Halloween về nhóm phóng viên BBC điều tra một ngôi nhà bị ma ám. Bộ phim đã gây ra các phản ứng sợ hãi chưa từng thấy kể từ sau khi phát sóng phim giả tưởng "War of the Worlds"... và giống như bộ phim, đây hoàn toàn là sự giả mạo.
5) Phù thủy Salem
Tất nhiên các vụ xét xử hoàn toàn có thật và kết quả là có 20 vụ hành quyết. Nhưng có bất kỳ phù thủy thực nào ở đó? Bảo tàng Salem Witch giải thích:
Một niềm tin mạnh mẽ vào ma quỷ, các phe phái cuồng tín Village Salem, sự cạnh tranh với thị trấn Salem gần đó, một dịch bệnh đậu mùa gần đây cũng như mối đe dọa từ các cuộc tấn công bộ tộc nội chiến đã tạo ra cuộc sống đầy sợ hãi và nghi ngờ. Các nhà tù sớm được lấp đầy bởi hơn 150 đàn ông và phụ nữ từ các thị trấn xung quanh Salem. Tên của họ bị "kêu gào" bởi những cô gái trẻ chịu sự dày vò như là nguyên nhân cho nỗi đau của mình.
Tại sao các cô gái bị dày vò? Không ai thực sự biết... nhưng khá rõ ràng rằng không liên quan gì đến ma quỷ.
Đây là một câu hỏi phức tạp. Có nhiều giả thuyết giải thích cho "nỗi đau" của các cô gái trẻ, những người đã bị quy tội làm nghề phù thủy. Theo các lý thuyết thì đó là do chứng cuồng loạn vị thành niên và ngộ độc nấm cựa gà; Tuy nhiên, không có câu trả lời rõ ràng.
6) Cảnh "khám nghiệm tử thi người ngoài hành tinh"
Các hiệu ứng đặc biệt đằng sau cuộc kiểm tra xác chết của người ngoài hành tinh được tìm thấy ở Roswell năm 1947, cuối cùng đã được công bố. Nhưng nghiêm túc mà nói, có ai thực sự ngây thơ tin vào chuyện này không nhỉ?
7) Crop Circles
Mặc dù các vòng tròn đồng ruộng đã xuất hiện rất nhiều, nhưng bí ẩn này cũng dần được làm sáng tỏ trong năm 1991, khi có "hai con người vui tính" thừa nhận họ là những người sáng tạo ra một số tác phẩm nổi bật nhất.
Dưới đây là thông tin làm vỡ mộng tưởng về người ngoài hành tinh từ New York Times:
Bí ẩn của những vòng tròn khổng lồ và các hình dạng hình học kỳ cục xuất hiện trên các đồng lúa mì khắp miền nam nước Anh trong những mùa hè gần đây đã được giải thích.
Các tờ báo ở London dẫn lời tuyên bố của hai người đàn ông về việc họ là những người đã xuất hiện xung quanh vùng nông thôn khi bóng tối bao phủ, dùng những đoạn ván gỗ dài để tạo nên các hình tròn.
Để chứng minh quan điểm của mình, hai người đàn ông đó với sự hỗ trợ từ một tờ báo London kể rằng đã lừa phỉnh một chuyên gia tự xưng nghiên cứu về hiện tượng vòng tròn đồng ruộng, người mà đã thông báo rằng có tìm thấy một hình ảnh như thế vào cuối tuần trước trên cánh đồng lúa mì Kent và là sản phẩm chính cống không phải của con người.
Sau đó, khi vị chuyên gia kia trở nên bối rối, hai người đàn ông này – được các tờ báo mô tả như "những người đàn ông vui tính ở tuổi 60" – đã hân hoan tiết lộ mình là nghệ sĩ.
8) Bức ảnh quái vật hồ Loch Ness
Bức ảnh nổi tiếng nhất về quái vật hồ Loch Ness đã bị vạch trần vào năm 1993, 60 năm sau khi được thực hiện. Christian Spurling "quái vật biển" này đã thực sự được tạo nên từ "một chiếc tàu ngầm đồi chơi bằng nhựa có gắn đầu giả,". Ở tuổi 93, Spurling thừa nhận ông muốn chế tác Faux Nessie theo lệnh của cha dượng, Marmaduke Wetherell, người đã làm giả nó để trả thù: vào năm 1933, tờ Daily Mail đã thuê Wetherell đi tìm quái vật hồ Loch Ness. Ngay sau khi đến hồ, Wetherell đã thấy vài dấu vết kỳ lạ của một sinh vật bốn ngón trong bùn mềm gần nước. Wetherell phỏng đoán rằng bất cứ thứ gì để lại các dấu vết này phải dài gần 7 mét. Phôi thạch cao đã được lấy và gửi đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London. Tuy nhiên trong khi thế giới đang chờ đợi phân tích của bảo tàng, thì hàng trăm thợ săn quái vật và du khách đã có mặt tại Loch. Thật không may sau vài tuần, Bảo tàng này công bố rằng các dấu vết đó không phải là của một con quái vật kỳ lạ, mà là của hà mã. Rõ ràng Wetherell đã chơi khăm. Bàn chân khô này có lẽ là một phần của giá cắm ô hay gạt tàn thuốc. Tờ Daily Mail đã nổi giận với Wetherell đồng thời chế nhạo và làm nhục ông ta.
9) Dã chân Bigfoot
Không thể có chuyện tồn tại quái vật Nessie mà không xuất hiện các hình ảnh về dã chân Bigfoot, hay còn gọi là Frame 352 từ đoạn phim mang tính biểu tượng được ghi hình vào năm 1967 bởi Roger Patterson và Robert Gimlin. Chưa ai từng thừa nhận làm giả đoạn phim (Patterson qua đời vào năm 1972), và mặc dù có nhiều phân tích, nhưng nó không bao giờ bị bác bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên cũng đã có hàng loạt các tin lừa đảo, vậy... nếu Bigfoot là có thực, thì hiện tại nó đang ở chỗ nào?
10) Chị em nhà Fox
Ngôi sao nhạc rock của phong trào duy linh tại Mỹ và châu Âu trong những năm 1850, Leah, Maggie, và Kate Fox đã tuyên bố họ là những bà đồng có thể trò chuyện với người chết qua "tiếng gõ" trên tấm bảng gọi hồn. Sự nổi tiếng của họ cao ngất nhưng ngắn ngủi, và năm 1888, Maggie đã rơi vào thời kỳ bi thảm và công khai thừa nhận họ đã nói dối về khả năng của mình trong suốt thời gian đó.
Còn đây là 5 vua lừa đảo khét tiếng nhất mọi thời đại:
Có rất nhiều người đã từng tin vào các trò bịp này, hãy chia sẻ để bạn bè cùng biết về những vụ lừa đảo thế kỷ này nhé!
Bài viết liên quan: